Home Blog Page 521

5 lỗi tài xế Việt hay mắc phải trên đường cao tốc và mức phạt

0

Dưới đây là một số lỗi mà tài    xế  Việt hay mắc phải khi lái ô tô trên đường cao tốc, dễ dẫn tới tai nạn giao thông, gây ảnh hưởng tới người khác và có nguy cơ bị phạt nặng.

1. Chạy chậm trên đường cao tốc

Không ít tài    xế  cho rằng chỉ cần tuân thủ quy định chung về tốc độ tối đa và tối thiểu cho từng đoạn hoặc    toàn  tuyến đường cao tốc; ví dụ, có thể duy trì tốc độ 60km/h ở làn đường có giới hạn tốc độ tối đa là 120km/h.

Dù một số trường hợp không sai luật, nhưng việc điều khiển ô tô chạy chậm trên đường cao tốc, đặc biệt là làn ngoài cùng bên trái, gây khó chịu cho các tài    xế  chạy xe phía sau muốn vượt lên.

screenshot 23.png Một số tuyến đường cao tốc có quy định giới hạn tốc độ trên đường cao tốc theo làn xe chạy.
Thực tế là không có tốc độ tối thiểu chung cho tất cả các đường cao tốc, mà tùy từng đường cao tốc mà có quy định về tốc độ tối thiểu.

KHÓA HỌC ĐẦU TƯ
Miễn phí tài liệu chứng khoán: cơ hội vững chắc cho bạn
Đăng ký tải xuống miễn phí trọn bộ 6 tài liệu chứng khoán cho người mới
ĐĂNG KÝ NGAY

Theo quy định hiện hành của Việt Nam, tài    xế  điều khiển ô tô di chuyển chậm trên đường cao tốc sẽ bị phạt trong hai trường hợp: không nhường đường cho xe phía sau xin vượt, và chạy tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy (trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định).

Cụ thể, Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt tiền 2-3 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng đối với hành vi điều khiển ô tô không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an    toàn .

Trong khi đó, với hành vi điều khiển ô tô chạy tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy chỉ bị phạt tiền 400.000-600.000 đồng. Mức phạt này được cho quá thấp, không đủ để làm thay đổi thói quen tham gia giao thông của nhiều người.

2. Chuyển nhiều làn đường cùng lúc

Việc này không vi phạm Luật Giao thông đường bộ, nhưng rất dễ dẫn tới tai nạn giao thông, vì người điều khiển ô tô chạy phía sau có thể không kịp quan sát hoặc xử lý tình huống.

Chuyển tuần tự từng làn đường sẽ an    toàn  hơn, tránh gây bất ngờ cho xe phía sau, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu, như mưa lớn hoặc nhiều sương mù, khả năng quan sát của tài    xế  bị ảnh hưởng.

3. Không giữ khoảng cách an    toàn  với xe phía trước

Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ GTVT đã quy định rõ ràng và chi tiết về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông ứng với từng tốc độ của xe. Theo đó, khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện cùng tham gia giao thông cụ thể như sau (trong điều kiện đường sá khô ráo). screenshot 20190917 at 235053 1568739075271 1685592277091 copy.jpg Về việc xử phạt đối với hành vi không giữ khoảng cách an    toàn , Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

– Phạt tiền 800.000-1.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô không giữ khoảng cách an    toàn  để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.

– Phạt tiền 4.000.000-6.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông khi đang vi phạm lỗi này.

– Phạt tiền 10.000.000-12.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô không giữ khoảng cách an    toàn  giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Trên một số đường cao tốc có sẵn các tấm biển ghi 0m, 50m, 100m hoặc 70m, 140m… chính là để giúp tài    xế  căn khoảng cách với xe phía trước dễ hơn.

4. Đi vào làn dừng khẩn cấp

Vì muốn nhanh, nhất là khi đường đông hoặc tắc đường, nhiều tài    xế  đã khôn lỏi, lái xe chạy vào làn dừng khẩn cấp để vượt. Tuy nhiên, điểm c Khoản 1 Điều 26 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định rằng người điều khiển phương tiện không được phép chạy ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc. vd3 tren cao1 554.jpg Làn dừng xe khẩn cấp được thiết kế để khi gặp sự cố, các    xe có  thể tấp vào đó và dừng lại, không gây ảnh hưởng đến giao thông.
Người lái sẽ chỉ được dừng ở làn đường này nếu gặp trường hợp khẩn cấp, bao gồm: xe bị hư hỏng, thủng lốp xe; trục trặc phần rơ-moóc của xe, hoặc tài    xế  gặp vấn đề về sức khỏe, không thể tiếp tục lái xe.

Ngoài ra, các phương tiện ưu tiên bao gồm xe cứu thương, xe cứu hỏa hoặc xe quân sự trong các trường hợp khẩn cấp được phép đi vào làn đường này.

Về mức phạt, theo quy định tại điểm g khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển ô tô chạy ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc, không nhường đường hoặc gây cản trở phương tiện đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ là trái với quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền 4-6 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1-3 tháng.

5. Đi lùi hoặc quay đầu xe đi ngược chiều trên đường cao tốc

Không quen đường, không chú ý biển báo là lý do chính khiến nhiều tài    xế  bị lỡ lối ra hoặc lối rẽ trên đường cao tốc. Và vì không muốn lái xe chạy thêm hàng chục km tới lối ra tiếp theo, nhiều tài    xế  đã liều lĩnh cho ô tô đi lùi hoặc thậm chí quay đầu đi ngược chiều trên đường cao tốc.

Việc này cực kỳ nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao, do các xe đều chạy tốc độ cao, tài xế dễ bị bất ngờ, lúng túng không kịp xử lý tình huống gặp xe đi lùi hoặc ngược chiều trên đường cao tốc, dễ dẫn đến tai nạn.

Về mức phạt vi phạm, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định rằng người điều khiển xe ô tô đi ngược chiều hoặc đi lùi trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định, bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng.

Với hành vi quay đầu xe trên đường cao tốc, người điều khiển ô tô bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 1 tháng.

Lái xe không chịu trách nhiệm nếu khách mở cửa xe gây tai nạn, nhiều người thấy vô lý

0

Trường hợp lái xe tuân thủ việc dừng đỗ đúng quy định, nếu khách mở cửa gây tai nạn sẽ tự chịu trách nhiệm.

Mở cửa xe không quan sát dẫn đến tai nạn bị xử lý thế nào? | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

Trả lời: Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về trách nhiệm của người điều khiển phương tiện khi dừng, đỗ xe phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.

Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.

Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó.

Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết.

Đặc biệt, không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.

Căn cứ quy định trên, tài xế có trách nhiệm đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn khi dừng, đỗ xe, trong đó tuyệt đối không được để cửa xe mở khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn.

Như vậy, nếu tài xế không đảm bảo các biện pháp này dẫn đến khách ngồi sau mở cửa xe bên trái khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn thì tài xế cũng phải chịu trách nhiệm khi tai nạn xảy ra.

Lỗi mở cửa xe gây tai nạn bị xử lý như thế nào?

Ngược lại, trường hợp tài xế đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật nhưng người ngồi phía sau vẫn cố tình thực hiện gây tai nạn, đây là sự kiện nằm ngoài kiểm soát của người điều khiển phương tiện. Khi đó, người lái xe sẽ được xác định là không có lỗi, được miễn trách nhiệm.

Ngoài ra, dựa trên kinh nghiệm điều khiển ôtô, các lái xe dịch vụ hầu hết luôn bấm khóa chốt cửa sau bên trái để tất cả khách lên xuống bằng cửa bên phải nhằm đảm bảo an toàn, hoặc nhắc nhở khách xuống cửa bên phải, giúp ngăn ngừa, hạn chế các vụ va chạm có thể xảy ra.

Riêng đối với trách nhiệm của hành khách ngồi sau xe gây tai nạn, với hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn tử vong, thì người này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự Tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật hình sự với mức hình phạt lên đến 15 năm tù và bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự.

Thay đổi mẫu thẻ căn cước từ ngày 1/7 bỏ vân tay đặc điểm nhận dạng, quê quán

0

Thẻ căn cước cấp mới từ 1/7 sẽ bỏ thông tin vân tay, đặc điểm nhận dạng, quê quán, nơi đăng ký khai sinh…

Bộ Công an vừa ban hành thông tư quy định mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước, có hiệu lực từ 1/7.

Theo đó, thẻ căn cước mới sẽ thay đổi hàng loạt trường thông tin. Tại mặt trước, tên “căn cước công dân” đổi thành “căn cước”. “Số” đổi thành “số định danh cá nhân”. “Họ và tên” thành “họ, chữ đệm và tên khai sinh”. “Ngày sinh” thành “ngày, tháng, năm sinh”.

Thông tin còn lại ở mặt trước thẻ căn cước mới giữ nguyên như hiện nay, đó là in nền màu xanh vàng bản đồ Việt Nam và hoa văn trống đồng. Dòng chữ “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam/ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” in ở chính giữa phía trên cùng. Ảnh quốc huy đặt góc trên bên trái. Ảnh công dân in màu, phía dưới.

Sau

Bấm để lật ảnh sau/trước
Trước

Mặt trước mẫu thẻ căn cước mới và căn cước công dân hiện hành. Ảnh: Viết Tuân

Mặt sau của thẻ mới sẽ in mã QR thay vì ở mặt trước như hiện hành. Thông tin “Nơi thường trú” đổi thành “nơi cư trú”, “quê quán” thành “nơi đăng ký khai sinh” và đều chuyển sang mặt sau.

Với thẻ mới, đặc điểm nhận dạng và vân tay ngón trỏ trái, phải trên mẫu thẻ hiện hành được bỏ. Dòng chữ “Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội” thay bằng “Bộ Công an”.

Dòng chữ “có giá trị đến” trên mặt trước sẽ chuyển sang mặt sau và đổi thành “ngày, tháng, năm hết hạn”. Mặt sau thẻ mới vẫn được gắn chip và in hoa văn hình hoa sen, họa tiết truyền thống cũng như đường vát chéo đan xen.

Sau

Bấm để lật ảnh sau/trước
Trước

Mặt sau mẫu thẻ căn cước mới và căn cước công dân hiện hành (bấm vào ảnh để xem chi tiết). Ảnh: Viết Tuân

Hiện nay, Bộ Công an chỉ cấp một mẫu thẻ căn cước công dân cho người từ 14 tuổi. Tuy nhiên từ 1/7, sẽ có hai mẫu thẻ căn cước cho công dân 0-6 tuổi và người từ 6 tuổi. Điểm khác biệt là mẫu thẻ căn cước cho trẻ 0-6 tuổi sẽ không in ảnh.

Từ năm 2016, Bộ Công an bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân có mã vạch in trên thẻ nhựa cứng, song song với việc cấp chứng minh thư nhân dân 9 và 12 số. Sau nhiều năm liên tục cải tiến, từ tháng 1/1/2021, thẻ căn cước công dân gắn chip được cấp trên toàn quốc cho người từ 14 tuổi.

Tính đến cuối năm 2023, Bộ Công an đã cấp hơn 87 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip. Khi thẻ gắn chip đã ổn định, Bộ Công an tiếp tục hướng đến mục tiêu xa hơn, thể hiện tại các đề xuất thay đổi về thẻ căn cước và các trường thông tin trong đó.

Đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) từng giải thích việc thay đổi thông tin trên bề mặt thẻ nhằm phù hợp với quốc tế và tăng tính bảo mật thông tin cá nhân; hạn chế phải cấp đổi nhiều lần. Công dân làm lại thẻ ở các mốc tuổi 14, 25, 40 và 60. Bởi thế, người đã được cấp thẻ căn cước gắn chíp “vẫn sử dụng bình thường, không cần phải làm lại”.

Mẫu thẻ căn cước cho trẻ 0-6 tuổi.

Mẫu thẻ căn cước cho trẻ 0-6 tuổi.

Cùng với ban hành mẫu thẻ căn cước mới, Bộ Công an sẽ lần đầu cấp Chứng nhận căn cước từ ngày 1/7. Quy định này để thực hiện Luật Căn cước 2023. Theo đó, giấy được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 6 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.

Giấy có giá trị chứng minh về căn cước với người gốc Việt Nam, để thực hiện các giao dịch trên nước mình.

Giấy chứng nhận căn cước bằng giấy, hình chữ nhật, rộng 7,4 cm, dài 10,5 cm. Hai mặt in trên vân nền họa tiết truyền thống. Mặt trước có bản đồ Việt Nam, trống đồng. Mặt sau có hoa văn trống đồng.

Mặt trước mẫu giấy chứng nhận căn cước có hình quốc huy; ảnh người được cấp giấy; mã QR; số định danh cá nhân; họ chữ đệm và tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; nơi sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; tình trạng hôn nhân; nơi ở hiện tại; thời hạn sử dụng.

Mặt sau có vân tay ngón trỏ trái và phải; họ, chữ đệm và tên cha, quốc tịch; họ, chữ đệm và tên mẹ, quốc tịch; họ, chữ đệm và tên vợ (chồng), quốc tịch; họ, chữ đệm và tên của người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ, quốc tịch; ngày, tháng, năm.

Mẫu giấy chứng nhận căn cước.

Mẫu giấy chứng nhận căn cước.

Dừng đỗ xe ô tô ở gần ngã ba, ngã tư bị xử phạt khi nào?

0

Hành vi dừng đỗ xe sai quy định ngoài việc gây ách tắc giao thông, tiền ẩn nguy hiểm thì người điều khiển xe dừng đỗ sai quy định còn bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tương đối cao. Vậy dừng đỗ xe ô tô ở gần ngã ba, ngã tư bị xử phạt khi nào?

Đỗ xe ở lối rẽ bị phạt như thế nào? - Báo VnExpress

1. Quy định của pháp luật vè dừng đỗ xe
Tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về quy tắc giao thông trong đó quy định về dừng đỗ xe, cụ thể như sau:

Quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ:

Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ:

– Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

– Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

– Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

+ Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.

+ Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.

+ Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ    xe tại  các vị trí đó.

+ Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết.

+ Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.

+ Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái.

–  Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ    xe tại  các vị trí sau:

– Bên trái đường một chiều.

– Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất.

– Trên cầu, gầm cầu vượt.

–  Song song với một xe khác đang dừng, đỗ.

– Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.

– Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau.

– Nơi dừng của xe buýt.

– Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.

– Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe.

– Trong phạm vi an toàn của đường sắt.

– Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường phố:

Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định về dừng đỗ xe của Luật giao thông đường bộ và các quy định sau đây:

– Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

Ô tô bị phạt nặng khi rẽ vào làn xe máy, xe đạp ở đường Võ Chí Công

– Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
2. Dừng đỗ xe ô tô ở gần ngã ba, ngã tư bị xử phạt khi nào?
Hiện nay, tại các trung tâm thành phố, khi mà diện tích đất đang bị thu hẹp lại, nhu cầu phương tiện lưu thông trên đường ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng việc dừng đỗ xe không đúng quy định của pháp luật cũng ngày càng lớn. Đặc biệt là việc dừng đỗ xe ô tô gần ngã ba, ngã tư.

Ngã ba, ngã tư là những nút giao giao thông quan trọng, đóng vai trò đặc biệt lớn trong việc điều tiết giao thông nơi các tuyến đường. Tại các nút giao này, mất độ phương tiện giao thông qua lại tương đối nhiều. Chính vì vậy, việc dừng đỗ xe ô tô gần ngã ba, ngã tư gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho việc điều tiết giao thông, việc di chuyển, cũng như sự an toàn của người tham gia giao thông.

Như đã phân tích ở phần mục 1, theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ    xe tại  các nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau. Như vậy, việc dừng đỗ xe sai vị trí, dừng đỗ    xe tại  ngã ba, ngã tư là trái với quy định của pháp luật.

Từ những phân tích ở trên, có thể khẳng định, việc dừng  đỗ xe ô tô ở gần ngã ba, ngã tư hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Với hành vi vi phạm cụ thể, chủ thể vi phạm có thể bị xử phạt hành chính từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

Việc dừng đỗ xe ô tô ở gần ngã ba, ngã tư gây  nguy hiểm cho hoạt động tham gia giao thông. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại, số lượng người dân sở hữu ô tô ngày càng nhiều. Ở các thành phố lớn, khi mà số lượng phương tiện giao thông ngày càng nhiều, còn diện tích đất trống bị thu hẹp, khiến việc dừng đỗ xe gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế dừng đỗ xe ở ngã tư ngày càng nhiều.

Đặc biệt, việc dừng đỗ xe ở ngã tư gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho hoạt động tham gia giao thông của người dân, công tác quản lý tình hình trật tự an toàn giao thông của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vì vậy, quy định về mức xử phạt mà Nhà nước đưa ra buộc tất cả người dân phải tuân thủ thực hiện. Đồng thời, nó góp phần hạn chế đến mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra; xây dựng hoạt động tham gia giao thông toàn diện và an toàn.
3. Dừng đỗ xe sai quy định bị phạt bao nhiêu tiền
Theo quy định tại Điều 5  Nghị định 100/2019/NĐ-CP  (được sửa đổi bởi  Nghị định 123/2021/NĐ-CP ) của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã phân rõ mức phạt đối với hành vi dừng đỗ xe ô tô như sau:

Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng đối với các lỗi sau:

– Dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

– Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ trường hợp đỗ    xe tại  vị trí quy định được phép đỗ xe.

Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với các lỗi sau:

– Ô tô dừng, đỗ trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;

– Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;

– Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy;

– Đỗ xe trên dốc không chèn bánh;

– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m;

– Dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe;

Dừng xe ở làn đường được rẽ phải bị phạt thế nào?

– Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe;

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.

Phạt tiền từ 800.000 – 1 triệu đồng đối với các lỗi sau:

– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ    xe tại  nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt;

– Dừng xe, đỗ    xe tại  vị trí: Nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; Điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; Trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; Nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; Che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;

– Đỗ xe: Không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; Đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; Đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.

Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với các lỗi sau:

– Dừng xe, đỗ    xe tại  vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

– Dừng xe, đỗ xe trái quy định gây ùn tắc giao thông; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.

Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với các lỗi:

Mức phạt này được áp dụng đối với ô tô dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe.

Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đối với các lỗi:

Đây là mức phạt cao nhất với hành vi dừng xe, đỗ xe ô tô không đúng quy định gây tai nạn giao thông.

Hướng dẫn sang tên xe máy không cần chủ cũ năm 2024, không phải đi lại nhiều lần

0

Cách làm thủ tục sang tên    xe  chính chủ không cần chủ cũ cực dễ

Người dân có thể sang tên    xe máy  không cần chủ cũ tương tự các bước theo thủ tục “sang tên    xe  đối với xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân”.

Hướng dẫn sang tên xe máy không cần chủ cũ năm 2024Người dân có thể thực hiện sang tên xe mà không cần chủ cũ. Ảnh: Chân Phúc
Theo quy định tại Điều 31 Thông tư 24/2023/TT-BCA, các bước thực hiện thủ tục sang tên    xe máy  không cần chủ cũ như sau:

Bước 1: Làm thủ tục thu hồi

Người đang sử dụng xe đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký chiếc    xe  để làm thủ tục thu hồi. Sau đó, kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công. Tiếp đến, cung cấp mã hồ sơ online và nộp hồ sơ giấy kèm theo biển số    xe , giấy đăng ký xe.

Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Trường hợp cơ quan quản lý hồ sơ và cơ quan đăng ký sang tên xe là một thì người đang sử dụng xe không phải làm thủ tục thu hồi. Thay vào đó chỉ cần nộp chứng nhận đăng ký    xe , biển số xe khi làm thủ tục sang tên.

Trang chủ - Tin tức sự kiện

Bước 2: Làm thủ tục sang tên    xe máy  không cần chủ cũ

Người đang sử dụng xe làm thủ tục sang tên    xe tại  cơ quan đăng ký    xe  nơi thường trú hoặc tạm trú. Công an cấp xã nơi cư trú thực hiện sang tên    xe máy . Công an cấp huyện nơi cư trú thực hiện sang tên xe ôtô.

Hồ sơ sang tên xe bao gồm: Giấy khai đăng ký xe (Ghi rõ quá trình mua bán và cam kết, chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của    xe ), chứng từ lệ phí trước bạ, chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (có dán bản chà số máy, số khung    xe có  đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe).

Bước 3: Người có nhu cầu sang tên    xe  sẽ được nhận giấy hẹn trong 30 ngày. Cơ quan chức năng sẽ xác minh dữ liệu đăng ký xe.

Bước 4: Nhận kết quả sang tên xe

Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan đăng ký xe sẽ ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi và giải quyết đăng ký sang tên    xe     cho  người đang sử dụng xe.

Triều Tiên có xe điện “tự làm”, đi 720km/lần sạc nhưng thiết kế “quen quen”

0

Mới đây, Triều Tiên đã gây xôn xao dư luận quốc tế khi công bố mẫu ô tô điện “tự sản xuất” mang thương hiệu Madusan, với thông số ấn tượng: tầm hoạt động lên tới 720km.Hình ảnh chiếc xe điện mang logo Madusan lướt nhẹ trên đường phố Triều Tiên được đăng tải trên kênh YouTube KANCC TV – được cho là có liên hệ với chính phủ Triều Tiên – đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Video giới thiệu còn khiến nhiều người bất ngờ hơn khi tiết lộ quãng đường di chuyển lên đến 720km cho một lần sạc.

1718771446167.png

Để dễ so sánh, theo tiêu chuẩn chứng nhận của Hàn Quốc, Tesla Model X chỉ có phạm vi hoạt động từ 439-478km, Hyundai Ioniq 6 là 367-524km và Kia EV6 là 461-494km mỗi lần sạc.

Theo thông tin được công bố, Madusan Economic Federation là tổ chức kinh tế của Triều Tiên được thành lập vào năm 2018. Tuy nhiên, trong video trên KANCC TV, “liên đoàn kinh tế” này lại hoạt động như một tập đoàn đa ngành, từ sản xuất điện thoại cho tới ngân hàng.

1718771496765.png

Điều đáng nói là, khi phân tích thiết kế tổng thể của mẫu xe điện này, trang WapCar của Malaysia, chuyên theo dõi tin tức ô tô Đông Nam Á, nhận định có nhiều điểm tương đồng với mẫu xe BYD Han EV của Trung Quốc.

Cụ thể, BYD Han EV có tầm hoạt động 715km, được trang bị động cơ điện đặt trước, sản sinh công suất 238 mã lực và mô men xoắn 350Nm. Xe sử dụng pin LFP Blade dung lượng 85,44 kWh.

1718771506317.png

Từ hình ảnh có thể thấy chiếc xe điện Madusan (trái) trông khá giống BYD Han EV (phải) – Ảnh: KANCC TV, BYD

Mặc dù Madusan chưa công bố thông số kỹ thuật chi tiết, nhưng sự trùng hợp về thiết kế và phạm vi hoạt động khiến nhiều người tin rằng đây thực chất là một chiếc BYD Han EV “đổi mác”.

Thông tin về việc Triều Tiên sản xuất xe điện đã vấp phải sự hoài nghi từ các tờ báo lớn của Hàn Quốc như Korea Herald, Korea Joongang Daily, cũng như dư luận quốc tế.

Thứ nhất, Triều Tiên đang phải chịu lệnh cấm vận, khiến việc tiếp cận nguồn nguyên liệu và linh kiện sản xuất xe điện trở nên vô cùng khó khăn.

Thứ hai, báo chí phương Tây từng nhiều lần đưa tin về tình trạng thiếu điện triền miên tại Triều Tiên. Vì vậy, việc nước này đầu tư phát triển xe điện là điều khó lý giải.

1718771510859.png

Trên thực tế, Triều Tiên vẫn duy trì ngành công nghiệp ô tô với đại diện tiêu biểu là Pyeonghwa Motors. Tuy nhiên, theo thông tin từ báo chí phương Tây, thị trường ô tô Triều Tiên là một trong những thị trường nhỏ nhất thế giới do thu nhập bình quân đầu người thấp và hạn chế trong việc tiếp cận thị trường quốc tế.

Hình ảnh đường phố Bình Nhưỡng – thủ đô của Triều Tiên – cho thấy lượng ô tô lưu thông rất ít. Phương tiện chủ yếu là xe Trung Quốc, Mercedes-Benz và Volvo đời cũ. Đáng chú ý, chính quyền Triều Tiên đến nay vẫn chưa thanh toán khoản nợ mua xe Volvo với chính phủ Thụy Điển.

Do đó, nhiều ý kiến cho rằng ngay cả khi Triều Tiên thực sự tự sản xuất được xe điện, thì sản lượng cũng sẽ rất hạn chế và chỉ phục vụ một nhóm nhỏ “thượng lưu” trong xã hội.

Bọc nilᴏn chᴏ tɾần xe: Lợi tɾước mắt nhưng hại cũng chẳng ít

0

Bọc nilᴏn chᴏ tɾần xe ngᴏại tɾừ giúp giữ được ѕạch ѕẽ chᴏ tɾần xe, còn lại chủ yếᴜ đem đến ѕự khó chịᴜ chᴏ những người ngồi tɾᴏng xe nhiềᴜ hơn.

Qᴜɑn ѕát cᴀ́ᴄ mẫᴜ  ô tô  đɑng bán tɾên thị tɾường, người dùng ѕẽ nhận thấy vật liệᴜ ѕử dụng chᴏ tɾần xe ѕẽ thường là vải nỉ, một ѕố xe cɑᴏ cấp được bọc dɑ cɑᴏ cấp hᴏặc dɑ tổng hợp. Lý dᴏ được cᴀ́ᴄ nhà ѕản xᴜất ô tô ѕử dụng vải nỉ một cᴀ́ᴄh phổ biến vì vật liệᴜ này thường có giá thành ɾẻ, có khả năng tiêᴜ âm và chống nóng hiệᴜ qᴜả.

Nhưng vải nỉ lại là vật liệᴜ dễ bám bẩn và lưᴜ giữ mùi, nhɑnh cũ theᴏ thời giɑn và khó vệ ѕinh, khiến chᴏ  nội thất  xe mất thẩm mỹ. Điềᴜ này phần nàᴏ ảnh hưởng đến giá tɾị bán lại khi chủ xe có nhᴜ cầᴜ chᴜyển nhượng ѕɑᴜ một thời giɑn ѕử dụng.
Bọc nilon cho trần xe: Lợi trước mắt nhưng hại cũng chẳng ít - 1 Đại đɑ ѕố chủ xe chạy dịch vụ lựɑ chọn cᴀ́ᴄh bọc nilᴏn để giữ tɾần xe ѕạch đẹp và không bị ám mùi.

Với những người dùng mᴜɑ xe để chạy dịch vụ, việc giữ nội thất lᴜôn mới ѕẽ giúp khả năng thɑnh khᴏản ѕɑᴜ khi đã thᴜ hồi vốn. Vì vậy, đại đɑ ѕố chủ xe chạy dịch vụ đã lựɑ chọn cᴀ́ᴄh bọc nilᴏn tɾần xe ngɑy từ khi mới mᴜɑ. Những người mᴜɑ xe với mục đích ѕử dụng giɑ đình ɾất hiếm khi làm điềᴜ này.

Hiện tại, ngᴏài nilᴏn, người dùng có thể lựɑ chọn nhiềᴜ chất liệᴜ khᴀ́ᴄ như ѕimili (dɑ nhân tạᴏ), dɑ PU hᴏặc dɑ lộn. Tᴜy nhiên, bọc tɾần nilᴏn vẫn là ѕự lựɑ chọn nhiềᴜ nhất củɑ cᴀ́ᴄ chủ xe chạy dịch vụ.

Vậy tại ѕɑᴏ nilᴏn lại được nhiềᴜ người lựɑ chọn để bọc tɾần xe. Đơn giản vì giá bọc tɾần xe bằng nilᴏn là ɾẻ nhất tɾᴏng cᴀ́ᴄ vật liệᴜ bọc tɾần. Giá bọc nilᴏn tɾần xe khᴏảng từ 300.000 – 500.000 đồng, tùy dòng xe 4 hɑy 7 chỗ.

Tiếp đó, nilᴏn không hút nước nên chống ẩm ɾất tốt, đồng thời chống bám bẩn và chống bám mùi nên dễ dàng vệ ѕinh chỉ với một chiếc khăn ẩm.

Cᴜối cùng là dᴏ chỉ phủ bọc lớp nilᴏn lên lớp nỉ nên gần như không làm ảnh hưởng đến lớp nỉ ngᴜyên bản củɑ tɾần xe. Vì vậy, tɾần xe có thể về “zin” một cᴀ́ᴄh nhɑnh chóng và dễ dàng.

Bọc nilon cho trần xe: Lợi trước mắt nhưng hại cũng chẳng ít - 2 Nhược điểm củɑ bọc tɾần xe bằng nilᴏn là tiếng ồn tɾᴏng xe lớn hơn.

Thế nhưng, bên cạnh những ưᴜ điểm tɾên, việc bọc nilᴏn chᴏ tɾần xe cũng gây ɾɑ một ѕố nhược điểm. Nhiềᴜ chủ xe ô tô đã bọc tɾần xe nilᴏn chᴏ biết tiếng ồn bên tɾᴏng xe nhiềᴜ hơn khi để ngᴜyên bản, người ngồi tɾᴏng cảm nhận ɾõ ᴏng ᴏng ở bên tɑi hᴏặc ù tɑi, gây khó chịᴜ chᴏ cả hành khᴀ́ᴄh lẫn người lái xe.

Ngᴜyên nhân là dᴏ nilᴏn vốn dĩ đã có khả năng tiêᴜ âm kém, tɾᴏng khi bề mặt nilᴏn bọc dãn căng giống như một lớp màng ɾᴜng nên dễ gây ɾɑ hiện tượng dội âm thɑy vì tiêᴜ âm.

Bên cạnh đó, tɾần xe thường được ᴜốn cᴏng dạng mái vòm nên khi bọc, nilᴏn ѕẽ không thể ôm ѕát vàᴏ tɾần xe ảnh hưởng đến độ thᴏáng củɑ tɾần xe. Ngᴏài ɾɑ, nilᴏn là vật liệᴜ dễ ɾᴀ́ᴄh, vì thế nếᴜ vô tình để vật ѕắc nhọn đâm vàᴏ thì chủ xe ѕẽ phải mɑng xe đi bọc lại từ đầᴜ.

Hiện tại, có khá nhiềᴜ gɑɾɑ ô tô tư nhân cᴜng cấp dịch vụ bọc nilᴏn tɾần xe, tᴜy nhiên với những người có kinh nghiệm ѕử dụng xe lâᴜ năm, phương pháp này không được khᴜyên dùng.

Biển 0 m, 50 m, 100 m trên cao tốc có ý nghĩa gì? Tài xế lần đầu về quê thắc mắc

0

Biển 0 m, 50 m, 100 m trên cao tốc có ý nghĩa gì?

Là để bạn biết cách ước lượng khoảng cách tối thiểu cần zữ với xe ngay trước bạn đó:
+ Nếu vận tốc bằng 60km/h, khoảng cách an  toàn tối thiểu là 35m
+ Nếu vận tốc 60-80km/h, khoảng cách an  toàn tối thiểu là 55m
+ Nếu vận tốc 80-100km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m
+ Nếu vận tốc 100-120km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là  100m

Vạch kẻ ngang đường, không có đèn chiếu sáng hay có nhiều khúc cong là những thắc mắc của tài xế lần đầu cầm lái trên cao tốc.

Vạch kẻ giống như dành cho người đi bộ qua đường?

Vạch kẻ giống như dành cho người đi bộ qua đường?

Trên một số tuyến đường cao tốc, để tài xế có thể dễ dàng nhận ra và giữ đúng khoảng cách an  toàn, đơn vị quản lý cao tốc thường vẽ vạch kẻ ngang gần giống với vạch kẻ ngang của người đi bộ trên đường đô thị, và kèm theo bảng thông tin về khoảng cách an  toàn được dựng phía bên phải tài xế. Các vạch này cách nhau 50 cm, thường kẻ thành 3 đường tương ứng với cách vị trí 0m – 50m –  100m , có những nơi có cả 200m và 400m, để tài xế quan sát và giữ đúng khoảng cách an toàn đối với xe phía trước.

Theo điều 12 tại Thông tư 91/2015 của Bộ Giao thông vận tải, quy định tốc độ và khoảng cách an  toàn đối với xe cơ giới và xe chuyên dùng khi tham gia giao thông, với tốc độ lưu hành 120 km/h với điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an  toàn giữa hai xe là  100 m.

Ngoài ra, theo điều 5 nghị định 46/2016 quy định mức xử phạt đối với hành vi không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn trên đường cao tốc; mức tiền phạt từ 800.000 – 1,2 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1-3 tháng.

Vì sao cao tốc không làm thẳng?

Vì sao cao tốc không làm thẳng?

Theo tiêu chuẩn về đường bộ của Việt Nam, đường cao tốc thường thiết kế để sau 4km đường thẳng, sẽ có một đoạn uống cong có góc chuyển hướng nhỏ với bán kính lớn ( từ 5.000m đến 15.000m ) để chống đi sư đơn điệu của việc chạy xe đường thẳng, nhầm thu hút đi sự chú ý của tài xế tránh buồn ngủ do vận hành đều đều. Ngoài ra thiết kế này còn giúp giảm bớt ánh đèn ngược chiều làm loá mắt tài xế .

Vì sao cao tốc không có đèn chiếu sáng?

Vì sao cao tốc không có đèn chiếu sáng?

Đèn cao áp thường có chỉ số màu thấp, ánh sáng mà mắt người tiếp nhận thường có màu vàng cam và có sự sai lệch lớn với các màu khác. Việc sai lệch này khiến người lái khó quan sát, và tốc độ nhận biết các vật thể, các biển báo, làn đường, chướng ngại vật trở nên chậm hơn bình thường dễ dẫn đến việc phản xạ chậm

Việc lái xe tốc độ cao trong đêm, khiến mắt người thường xuyên hoạt động ở mức độ cao. Và việc tiếp nhận thêm nhiều ánh sáng khác nhau trong thời gian dài liên tục sẽ gây mỏi mắt, dễ dẫn đến việc bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tán xạ ánh sáng. Làm cho tài xế giảm khả năng nhận diện khoảng cách xe phía trước, về lâu làm giảm thị lực.

Ngoài ra còn giúp hệ thống phản quang trên các biển báo, vạch kẻ đường hoạt động hiệu quả hơn, giúp thu hút ánh nhìn tài xế về biển báo.

Nên vì thế đèn chiếu sáng chỉ xuất hiện ở một số đoạn quan trọng sau:

Theo tiêu chuẩn xây dựng trên, việc bố trí chiều sáng trên đường ô tô cao tốc phải thực hiện ở các khu vực: trạm thu phí đường, trong hầm, trong phạm vi các chỗ giao nhau liên thông trên đường cao tốc, ở các đoạn ra khỏi đường cao tốc gặp một đoạn đường có chiếu sáng được nối với đường cao tốc, hoặc đoạn qua sát một vùng có chiếu sáng ( như khu công nghiệp, sân bay…), ở các trạm phục vụ kỹ thuật; ở các biển báo chỉ dẫn quan trọng… Ngoài những vị trí trên, đơn vị quản lý cầu đường thường không bố trí đèn chiếu sáng.

Mất bao lâu để hết nồng độ cồn tránh bị phạt khi lái xe?

0
Mất bao lâu để hết nồng độ cồn là câu hỏi mà nhiều tài xế đặt ra khi mức phạt nồng độ cồn đang cao ngất ngưởng hiện nay. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể vấn đề này.

1. Uống rượu, mất bao lâu để hết nồng độ cồn?

Hiện nay, không có một quy định hay một con số chính xác để biết mất bao lâu để hết nồng độ cồn bởi cảnh sát giao thông đang kiểm tra nồng độ cồn thông qua việc đo qua ống thở. Nếu có trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, bác sĩ kiểm tra nồng độ cồn thông qua việc lấy mẫu máu để xét nghiệm.

Nhiều chuyên gia về y tế hiện nay cũng khẳng định, không có con số chính xác để xác định mất bao lâu để hết nồng độ cồn bởi việc xác định nồng độ cồn còn phải dựa vào đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân cũng như tốc độ đào thải của gan mỗi người và lượng rượu, bia mỗi người nạp vào người.

Theo bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế trên trang Sức khoẻ và Đời sống, với người bình thường, thông thường gan sẽ chuyển hoá hết một đơn vị cồn tương đương với một lon bia 330ml nồng độ 5% trong thời gian 01 giờ và để hết hoàn toàn thì có thể mất thêm từ 01 – 02 giờ nữa. Với người có chức năng gan yếu hơn thì có thể quá trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Đồng thời, bà Trang cũng cho hay: Tốt nhất là không nên uống rượu bia. Nếu có uống, bạn nên hạn chế ở mức nguy cơ thấp. Nam giới khỏe mạnh không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không quá một đơn vị cồn mỗi ngày và uống dưới 05 ngày/tuần. Với mức uống như vậy phải mất ít nhất 04 giờ mới có thể lái được xe

Như vậy, hiện chưa có con số chính xác để xác định việc hết nồng độ cồn sau khi uống bao lâu. Do đó, khi đã uống rượu bia thì người tham gia giao thông không tự mình điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp…

2. Có được dùng mẹo mất nồng độ cồn sau khi uống rượu bia để né phạt không?

Bên cạnh thắc mắc mất bao lâu để hết nồng độ cồn, nhiều tài xế cũng tìm hiểu các cách để xoá nồng độ cồn trong hơi thở khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra.

Hiện có nhiều biện pháp được đưa ra nhằm giúp cánh tài xế xoá nồng độ cồn sau khi uống rượu bia, tránh bị phạt nặng như: Đánh răng, ăn kẹo cao su, ăn nhiều thức ăn khác, dùng các loại thức ăn có mùi nặng để “át” đi mùi cồn như mắm tôm…

Tuy nhiên, những cách này đều không phải cách đúng để làm mấy nồng độ cồn sau khi uống rượu bởi cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn dựa vào hơi thở được lấy từ trong phổi mà không phải ở trong vòm họng hay trong miệng. Do đó, phần lớn các biện pháp nêu trên đều không thể áp dụng được.

Dưới đây là một số cách an toàn nhất khi muốn không bị phạt khi uống rượu bia:

– Nếu có người không uống rượu bia đi cùng thì nhờ người đó chở về.

– Gọi taxi, xe ôm hoặc các dịch vụ gọi xe khác.

– Ưu tiên uống thuốc giải rượu và uống thêm thật nhiều người. Tốt nhất, người uống rượu, bia nên ngủ một giấc để giảm nồng độ cồn trong máu.

Đặc biệt, để hạn chế rủi ro trong khi di chuyển, tốt nhất đã uống rượu bia thì không nên lái xe.

Mất bao lâu để hết nồng độ cồn
Mất bao lâu để hết nồng độ cồn? Làm sao để hết? (Ảnh minh hoạ)

3. Uống rượu lái xe bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại khoản 1 Điều 35 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có quy định: Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn

Do đó, khi đã có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, lái xe đều bị cấm điều khiển xe máy, ô tô hoặc xe đạp. Nếu vi phạm, lái xe có thể bị xử lý như sau:

3.1 Bị xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, khi tài xế uống rượu bia nhưng vẫn tham gia giao thông sẽ bị phạt vi phạm hành chính về nồng độ cồn với mức phạt tiền cao nhất là 40 triệu đồng.

Cụ thể:

Mất bao lâu để hết nồng độ cồn tránh bị phạt khi lái xe?

3.2 Chịu trách nhiệm hình sự

Nếu việc uống rượu lái xe gây ra tai nạn giao thông, tái xế có thể đối mặt với mức hình phạt tù cao nhất đến 15 năm tù về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017.

Lưu ý: Theo Điều 13 Bộ luật Hình sự năm 2015, khi đã dùng rượu bia khiến mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình mà vẫn lái xe thì người vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

3.3 Bồi thường thiệt hại

Song song với việc chấp hành xử phạt của pháp luật, người uống rượu lái xe còn có thể phải bồi thường thiệt hại nếu hành vi vi phạm pháp luật của mình (uống rượu lái xe) gây ra thiệt hại cho người khác theo quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành.

Theo đó, các thiệt hại mà người vi phạm có thể phải bồi thường gồm: Thiệt hại về tài sản; thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của người khác; thiệt hại về tinh thần. Tuỳ vào mức độ thiệt hại, các bên có thể thoả thuận mức bồi thường hoặc sẽ yêu cầu Toà án ấn định mức bồi thường cố định.

Riêng mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần, nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người bị xâm phạm sức khoẻ là không quá 50 lần mức lương cơ sở. Theo đó, từ nay đến hết 30/6/2023, mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần là 74,5 triệu đồng và từ 01/7/2023 trở đi là 90,0 triệu đồng.

Theo Luatvietnam

Lời khai của kẻ nhẫn tâm sát hại cả gia đình em họ ở Quảng Ngãi

0

Nảy sinh thù hận vì không được thừa kế mảnh đất của gia đình, Thuyết vượt 700km từ Bà Rịa – Vũng Tàu về quê ở  Quảng Ngãi để ra tay sát hại gia đình em họ.

Ngày 22/6, Công an tỉnh  Quảng Ngãi công bố lời khai của nghi phạm Lê Đình Thuyết (57 tuổi), kẻ ra tay sát hại vợ chồng anh Lê Hồng Tài (50 tuổi, trú thôn 4, xã Nghĩa Dõng, thành phố Quảng Ngãi), khiến 2 con của nạn nhân trọng thương.

Tại cơ quan điều tra, Thuyết khai, nguyên nhân sát hại cả gia đình em họ xuất phát từ thù hận tranh chấp đất đai.

Nghi phạm Lê Đình Thuyết tại cơ quan điều tra. (Ảnh cắt từ clip

Theo đó, từ nhỏ Thuyết nghe bà nội kể có mảnh đất tại thôn 4, xã Nghĩa Dõng giao lại cho người chú (bố của anh Tài). Tuy nhiên, người này sau đó không làm thủ tục trả lại đất.

“Tôi đã từng có lời thề với bà nội rằng ngày sau sẽ báo thù. Đáng ra tôi quyết tâm trị tội cha của Tài”, Thuyết nói.

Ngày 18/6, Thuyết từ Bà Rịa – Vũng Tàu về quê nhà ở  Quảng Ngãi (khoảng 700 km), sau đó lẻn vào vườn nhà anh Tài chờ thời cơ trả thù.

Sáng hôm sau (19/6), khi chủ nhà thức giấc, Thuyết đâm vợ chồng anh Tài và hai con gái. Vợ chồng anh Tài tử vong, hai cháu nhỏ bị thương nặng may mắn được cứu chữa kịp thời, hiện đã qua cơn nguy kịch.

Thượng tá Ngô Văn Đức, Phó Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh  Quảng Ngãi thông tin, do điều kiện kinh tế khó khăn, dẫn đến thù hận không được thừa kế mảnh đất, Thuyết ra tay sát hại gia đình em họ dù trước đó không có mâu thuẫn trực tiếp.

Thượng tá Đức cũng cho biết, suốt 20 năm qua chưa bao giờ có đơn gửi cơ quan chức năng về việc tranh chấp thừa kế giữa Thuyết và gia đình nạn nhân. Nghi phạm thực hiện hành vi phạm tội đến cùng, với nhiều người, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên cần xử lý nghiêm.

Cơ quan chức năng đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vụ án theo quy định.

HÙNG SƠN

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/loi-khai-cua-ke-nhan-tam-sat-hai-ca-gia-dinh-em-ho-o-quang-ngai-ar878806.html