Home Blog Page 445

Tượng đài Quan Công ‘siêu to khổng lồ’ xây 600 tỉ đồng, di dời hết 540 tỉ

0

Quyết định di dời tượng Quan Công của chính quyền tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc gây ngạc nhiên cho nhiều người. Công trình từng tiêu tốn hết 173 triệu NDT (600 tỉ đồng) sẽ được dời tới vị trí mới với chi phí 155 triệu NDT (hơn 546 tỉ đồng).

Tiền di dời tượng Quan Vũ gần bằng tiền xây dựng khiến nhiều người chỉ trích chính quyền lãng phí – Ảnh chụp màn hình

“Nếu Quan Vũ có được số tiền lớn như vậy trong tay, ông ấy chắc chắn sẽ không để mất Kinh Châu”, giáo sư Zhou Xuanyi thuộc Đại học Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc nêu bức xúc trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc

Hiện vẫn chưa rõ chi phí di dời sẽ do ai chi trả. Theo báo South China Morning Post, chủ trương và chi phí xây dựng toàn bộ đều do chính quyền thành phố  Kinh Châu (cũng thuộc Hồ Bắc) bỏ ra.

Theo kế hoạch di dời, tượng Quan Vũ sẽ được đưa tới một địa điểm cách vị trí hiện tại khoảng 8km. Đây là nơi người ta đồn đại là địa điểm luyện quân của vị danh tướng thời Tam Quốc. Một quan chức Hồ Bắc cho biết việc di dời sẽ bắt đầu sớm.

 

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, tượng đài Quan Vũ có chiều cao tới 58m, được làm hoàn toàn bằng đồng và nặng hơn 1.200 tấn. Công trình siêu to khổng lồ này được chính quyền thành phố  Kinh Châu thuộc tỉnh Hồ Bắc cho xây dựng nhằm “thu hút khách du lịch”Một quan chức  Kinh Châu thừa nhận tượng đài Quan Vũ được xây dựng vào thời điểm các địa phương Trung Quốc đua nhau xây dựng các công trình “siêu to khổng lồ”. Chính quyền Kinh Châu cũng muốn có gì đó để ghi dấu ấn và thu hút khách nên đã chi 173 triệu nhân dân tệ (hơn 600 tỉ đồng) xây dựng

Phải mất 3 năm, đến năm 2016 công trình mới hoàn tất và được đặt trong một công viên văn hóa của thành phố. Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Hồ Bắc tỏ ra không hài lòng với tượng đài này. Năm 2019, cơ quan quản lý xây dựng Hồ Bắc khẳng định tượng Quan Vũ được xây dựng “bất hợp pháp”.

Việc di dời tượng Quan Vũ là một phần trong nỗ lực chỉnh trang lại đô thị của chính quyền Bắc Kinh sau thời gian dài để mặc cho các địa phương “chạy đua tượng đài”. Nhiều công trình có kiến trúc kỳ dị, thậm chí có phần nhạy cảm mọc lên như nấm trên khắp Trung Quốc trong giai đoạn này.

Chính quyền Bắc Kinh sau đó ra lệnh “chấn chỉnh” bao gồm cả tượng đài Quan Vũ ở  Kinh Châu. Trong kết luận hồi tháng 11-2020, Bộ Nhà ở và phát triển đô thị – nông thôn Trung Quốc nhấn mạnh “đây là một sự lãng phí tiền bạc” và phá hủy cảnh quan xung quanh cũng như yếu tố lịch sử của  Kinh Châu.

Quan Vũ là một danh tướng theo Lưu Bị vào thời Tam Quốc. Ông nổi tiếng với tính tình cương trực, giỏi võ nên lập nhiều chiến tích và được giao bảo vệ Kinh Châu. Ông mất năm 220 khi bảo vệ thành Kinh Châu. Người đời sau sùng bái, tôn thờ và gọi ông là Quan thánh Đế quân hay Quan Công.

‘Bỏ chung cư để mua nhà mặt đất là quyết định sáng suốt của tôi’

0

Từ ngày thoát khỏi chung cư, không còn cảnh đợi thang máy giờ cao điểm hay đi bộ 200 mét để lấy ôtô, chất lượng sống của tôi tốt hẳn.

Đọc bài viết “Tôi không muốn quay lại nhà mặt đất sau khi lên chung cư”, tôi rất đồng cảm với suy nghĩ của tác giả Nghin NTT. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ đúng một phần, nhất là với những gia đình có điều kiện kinh tế thấp. Ở những trường hợp như thế, nhà chủ yếu ở trong hẻm nhỏ, xây kiểu bịt kín khoảng không, không nắng, không gió, không ánh sáng.

Còn với những gia đình có điều kiện khá giả, ở những khu hiện đại, thậm chí ở biệt thự sân vườn giữa thành phố, chắc chắn chẳng ai lại đi bán nhà mặt đất để lên chung cư cả, dẫu có là chung cư cao cấp.

Bản thân tôi ở chung cư cũng được 10 năm, công nhận rằng loại hình nhà ở này có ưu điểm là an ninh đảm bảo, sạch sẽ, mát mẻ, không có côn trùng. Nhưng cũng có nhiều mặt hạn chế như: giờ cao điểm phải đợi thang máy rất lâu; mua thức ăn hay hàng hóa đều phải xách mỏi tay từ dưới hầm vào thang máy rồi lên tới phòng mình; xe gửi ở hầm luôn bị trầy xước vì lượng xe quá nhiều, chưa kể mỗi lần lấy xe cũng rất vất cả vì họ để sát vào nhau (với xe máy) và thậm chí không có đủ chỗ đậu (với ôtô)…

Chỗ tôi ở, cư dân phải đậu xe kín hết hai bên đường, phơi nắng, phơi mưa, lại rất mất an toàn. Tôi cũng phải đậu ôtô cách chung cư khoảng 200 mét rồi đi bộ vào nhà, thật sự rất bất tiện.

Và rồi, tôi quyết định chuyển ra vùng ven để mua đất, xây nhà. Mảnh đất tôi mua chỉ có diện tích 120 m2 thôi, nhưng lô góc và tôi có thể tự thiết kế theo kiểu nhà vườn. Tất cả những ngóc ngách trong nhà đều có nắng, gió và ánh sáng tự nhiên. Nội thất tôi lựa chọn cũng đều là màu sáng, vì thế không hề có muỗi dù là nhà mặt đất.

Từ ngày thoát khỏi cái chung cư đó, tôi thật sự cảm thấy sung sướng. Không còn cảnh đợi thang máy giờ cao điểm, không còn cảnh đi bộ cả 200 mét để lấy ôtô, chất lượng cuộc sống của tôi được cải thiện đáng kể. Giờ đây, dù có đi siêu thị mua hàng hóa chất đầy cả cốp xe sau, tôi cũng không lo phải xách nặng nữa vì cứ thế phóng xe vào tận cửa nhà. Áo quần, chăn màn, ga thảm nhà tôi lúc nào cũng thơm tho vì được phơi trực tiếp dưới nắng trời.

Dù chợ, các nhà hàng ăn uống, khu vui chơi giải trí có hơi xa nhà một chút nhưng cũng chỉ trong phạm vi 2-3 km là tới. Thế nên, nó không trở ngại gì quá lớn với gia đình tôi, nhất là khi đã có ôtô để di chuyển. Từ nhà tôi vào trung tâm thành phố đi lại cũng dễ dàng. Và một điều quan trọng nữa là tôi không còn cảm giác hồi hộp, lo lắng mỗi khi nghe tin về một chung cư nào đó xảy ra hỏa hoạn.

Nói tóm lại, sẽ chẳng có loại hình nhà ở nào là toàn vẹn. Chung cư hay nhà mặt đất cũng sẽ được cái này và mất cái kia. Tôi không dám khẳng định ở chung cư sướng hơn ở nhà đất vì còn tùy vào nhu cầu sống của mỗi người. Vấn đề là bản thân bạn thấy phù hợp với loại hình nào thì cứ chọn nơi đó mà sinh sống lâu dài. Đừng chỉ nghe theo người khác khen chê rồi nhắm mắt làm theo để rồi vỡ mộng

Người xưa nói trồng đủ 3 cây, gia đình giàu có, con cháu hưng thịnh. Đó là 3 cây gì?

0

Người xưa khi nói về cây cảnh phong thủy thường thích trồng 3 cây liền kề nhau để tạo hiệu ứng cộng hưởng về phong thủy.

HọCây cảnh có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. Cây cảnh mang màu xanh tươi mát cho không gian sống lại có ý nghĩa phong thủy tốt lành. Đặc biệt người xưa chơi cây cảnh như để nói về triết lý nhân sinh và thường xếp cây cảnh theo bộ. Trong đó nổi bật là bộ tam đa, hay ngũ phúc, hay tứ quý.

Bộ tam đa là bộ 3 cây nổi tiếng và quen thuộc được nhiều gia đình trồng. Tam đa đại diện cho 3 phương diện là  Phúc- Lộc- Thọ, 3 điều mà ai cũng mong muốn trong đời. Gia đình đủ phúc thì không sợ không có lộc, tài vận không thể nghèo khó, khi đủ phúc đủ lộc thì sẽ trường thọ mạnh khỏe. Người xưa trồng cây theo số lẻ và số 3 là một con số có ý nghĩa đẹp trong phong thủy tâm linh. Số 3 là con số thể hiện cho 3 đời con cháu mà quan niệm 3 đời rất phổ biến trong đời sống Á Đông, số 3 cũng thể hiện trời đất, người, số 3 còn thể hiện sự hài hòa trên dưới con cháu, số 3 thể hiện Thiên – Nhân – Địa hòa hợp.

Cây sung biểu trưng cho sung túc phúc lộc dồi dào

Cây sung biểu trưng cho sung túc phúc lộc dồi dào

Người xưa chọn số 3 làm bộ tam đa gồm 3 cây xanh là  Sung – Lôc vừng – Vạn Tuế rất được ưa chuộng. Trong đó cây sung đại diện cho chữ Phúc, nhiều quả, biểu trưng cho con cháu đông đủ sum vầy gia đình nhiều phúc. Cây lộc vừng đại diện cho chữ Lộc tiền tài như nước, gia đình giàu có vàng bạc không thiếu, hưng thịnh nhiều đời. Cây vạn tuế đại diện cho Thọ thể hiện sự khỏe mạnh cho gia chủ và cả sự trường tồn vững mạnh của gia đình dòng họ.

Cây sung loại cây quen thuộc với người Việt

Cây sung được trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây sung cũng thường mọc ở bờ ao sau đó được trồng làm cây cảnh, đặc biệt trồng dáng bonsai nhiều quả rất đẹp. Sung rất sai quả thế hiện cho gia đình nhiều cháu lắm con, hạnh phúc sum vầy. Những quả sung tròn đầy thể hiện cho sự trọn vẹn. Có con là có của, có con là có phúc trời cho. Trồng cây sung trong nhà thể hiện gia đình khí thế vượng, đất lành thì mới đông con nhiều cháu. Trồng cây sung trong nhà cũng biểu trưng cho sung túc vui vẻ, gia đình viên mãn đủ đầy, các thanh viên thuận hòa may mắn.

Lộc vừng nở hoa đẹp

Lộc vừng nở hoa đẹp

Để trồng cây sung trong nhà thì gia chủ có thể chọn cây sung bonsai hoặc sung chậu cảnh bình thường trồng trong chậu thông thường. Cây sung thường được trồng trước nhà để thể hiện sự mời thu hút tài lộc sung túc rước lộc vào nhà. Nếu bạn muốn có cây sung cao lớn thì trồng sau nhà tránh cản lối đi, tránh làm xấu phong thủy trước nhà.

Ngày nay cây sung còn được trồng để lấy lá lấy quả để dùng làm thuốc và thức ăn ngon. Lá sung và quả sung ngày này là những món ăn được nhiều người yêu thích.

Cây lộc vừng vừa đẹp vừa thơ mộng lại ý nghĩa

Lộc vừng có những tràng hoa dài và có những mùa đổi màu lá rất thơ mộng. Hơn nữa ngay tên lộc vừng đã gợi lên sự may mắn tốt lành.  Lộc vừng là cây cảnh thân gỗ có thể phát triển rất to lớn nhưng cũng có dạng bonsai đẹp. Lộc vừng cũng gióng như cây sung không chỉ làm cảnh mà còn có thể là thuốc và dùng lá làm thức ăn. Lộc vừng cũng là cây cảnh mang vẻ đẹp rực rỡ khi trổ bông và sự lãng mạn khi lá ngả vàng. Gốc cây lộc vừng to. Dáng cây lộc vừng vững chắc nên được dùng để biểu trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Cây lộc vừng trồng càng nhiều năm càng giá trị cao càng quý. Lộc vừng  cũng là cây cảnh mang lại cảm giác bình yên, an toàn và thể hiện sự phát triển bình ổn của gia chủ.

Vạn tuế thể hiện cho sự trường thọ

Vạn tuế thể hiện cho sự trường thọ

Lộc vừng có những tràng hoa đỏ mang lại may mắn và còn giúp xua đuổi tà khí ma quỷ, rước tài lộc về nhà. Lộc vừng là biểu trưng cho tài lộc phước lành tổ tiên. Những gia đình có lộc vừng hưởng lộc từ kiếp trước, do gia đình tổ tiên truyền lại.

Cây vạn tuế gia đình trường tồn

Cây vạn tuế là cây cảnh có tuổi thọ tới vài trăm năm. Bạn tuế cũng đặc biệt vì nhiều năm mới nở hoa ra quả. Cây vạn tuế biểu trưng cho trường thọ, hưng thịnh. Vạn tuế là cây cảnh có dáng lá đặc biệt, ngay cả khi lá ngả màu cũng vẫn giữ nguyên dáng hình không đổi thế nên vạn tuế biểu trưng cho sự trường tồn, cốt cách của dòng họ gia đình. Cây vạn tuế mang biểu trưng cho người thành đạt và sống lâu mạnh khỏe, biểu trưng cho gia phong được con cháu giữ gìn vững mạnh, gia đình nề nếp nhiều đời nên hưng thịnh lâu dài.

Trồng vạn tuế trong nhà còn biểu trưng cho sự vững chãi khỏe mạnh, gia đình ổn định, công danh sự nghiệp vững vàng. Trong nhà có cây vạn tuế biểu tượng cho gia phong nề nếp, người già trường thọ.

Những cây cảnh lộc vừng, vạn tuế, sung đều sống lâu năm có thể chứng kiến truyền thống gia đình nên càng ý nghĩa khi sống từ đời này sang đời khác.

Bộ 3 cây tam đa tạo thế vững chãi trong phong thủy

Bộ 3 cây tam đa tạo thế vững chãi trong phong thủy

Trồng bộ ba Sung- Lộc vừng – Vạn tuế trong nhà thể hiện thế tam đa vững chắc cho gia đình, giống như những vị thần linh thiêng để bảo vệ gia đinh có phúc, có tài, có hưng thịnh, có trường tồn.

Con người ai cũng cần yên ổn và 3 loại cây này như chiếc kiềng 3 chân vững chãi trong gia đình. Trong đời sống khi có phúc thì con cái vui vẻ, gia đình hòa thuận yêu thương từ đó mà làm ăn thuận lợi, rồi sức khỏe gia tăng, an vui trườn thọ. Có những người tiền nhiều nhưng khó đường con cái hoặc sức khỏe kém, có người con cháu đầy đàn nhưng kinh tế khó… Những điều mất cân bằng đó đều không giúp người ta hạnh phúc. Chính vì những điều này nên người xưa muốn nhắc chúng ta về ý nghĩa thế tam đa tức cân bằng cả mặt sức khỏe con cháu và tiền bạc, thế cân bằng mới mang lại giá trị lâu dài và hạnh phúc thực sự.

Muốn trồng bộ tam đa sung lộc vừng vạn tuế bạn nên chú ý cả 3 cây này đều ưa sáng nên trồng trước nhà ở vị trí có nhiều ánh sáng. 3 cây này trồng trong nhà nên đặt chúng cạnh nhau. Ngoài ý nghĩa phong thủy thì cả 3 cây sung, lộc vừng, vạn tuế đều là những cây có giá trị dinh dưỡng.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Cả làng tôi không chia đất thừa kế cho con gái

0

Ở làng tôi có lệ không có nhà nào chia đất cát, nhà cửa thừa kế cho con gái vì lấy chồng sẽ hưởng phần theo nhà chồng.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một ngôi làm thuộc vùng ngoại thành Hà Nội. Ở đâu không biết nhưng ở làng tôi, từ xưa đến nay, hầu như không có nhà nào chia đất cát, nhà cửa cho con gái. Nếu có cho thì cũng là do nhà chồng của con gái quá khó khăn nên bố mẹ mới cắt cho một ít để làm nhà.

Còn lại, giống như một luật bất thành văn, con gái cứ về nhà chồng là sẽ được hưởng phần theo chồng. Nhà ai cũng vậy, nên cứ ai có nhiều con trai là lại phải lo toát mồ hôi vì chuyện đất cát sau này. Có lẽ cùng vì thuận theo nếp sống đó nên gần như tôi không thấy có vụ tranh chấp đất đai nào giữa con trai và con gái. Đơn giản vì phận con gái chẳng bao giờ có phần thừa kế.

Vài năm trở lại đây, cũng có vài nhà bắt đầu thay đổi suy nghĩ, cũng chia thừa kế cho cả con gái. Cũng một phần vì bây giờ người ta sinh ít con hơn nên cũng dễ chia hơn. Tuy nhiên, con gái thường được chia phần thừa kế ít hơn con trai khá nhiều. Con gái cũng hay được bố mẹ cho tiền hơn là chia nhà cửa, đất đai.

Còn việc chăm sóc bố mẹ thì cơ bản vẫn là các cụ ở với con trai hoặc ở một mình. Nếu có ở với con gái thì cũng là vì giúp con chăm cháu là chính và cũng phải được sự đồng thuận của mọi người. Nhưng đến cuối đời, hầu như họ vẫn phải về với con trai khi đã già yếu. Thậm chí, họ ở với con dâu, cháu trai khi con trai qua đời trước.

Còn con gái chỉ chạy qua, chạy lại, có đồng quà, tấm bánh hoặc giàu có thì có thể chu cấp tiền để phụ giúp nuôi bố mẹ già. Nói chung là quan hệ có qua có lại. Con gái người ta lo việc nhà mình thì con gái nhà mình lo việc nhà người ta. Chắc cũng vì nếp suy nghĩ như vậy nên chuyện thừa kế ít có phần cho phận nữ nhi.

Tại sao khi xây nhà cổng mở hướng ra ngoài mới tốt? Tôi hối hận vì làm nhà xong mới biết.

0

Tại sao khi xây nhà cổng mở hướng ra ngoài mới tốt? Tôi hối hận vì làm nhà xong mới biết.

Theo quan niệm phong thủy, cổng nhà nên được mở hướng ra ngoài.

Cổng nhà mở hướng ra ngoài tốt cho phong thủy

Thông thường cổng nhà sẽ được thiết kể theo kiểu 2 cánh để tạo ra sự cân đối cho bộ mặt của căn nhà. Tuy nhiên, hiện nay, khi xây nhà hay làm cổng, nhiều người chỉ chú ý đến hình thức, kiểu dáng, kích cỡ chứ không thực sự chú ý. Việc mở cổng nhà ra ngoài hay vào trong có ý nghĩa phong thủy nhất định.

phong-thuy-cong-nha-01

Theo quan niệm phong thủy, cổng nhà mở ra phía ngoài mới tốt. Hướng mở cổng này giúp thu hút vượng khí, may mắn, tài lộc cho gia đình. Nhờ đó, công việc làm ăn của các thành viên trong gia đình sẽ suôn sẻ, gia đạo êm ấm, cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc.

Tuy nhiên, với những ngôi nhà ở thành phố có diện tích eo hẹp, đa số cổng được thiết kế mở vào trong nhà để phù hợp với không gian sử dụng cũng như tránh làm ảnh hưởng đến những người qua lại. Trong trường hợp này, gia chủ có thể xem xét sử dụng loại cửa kéo ngang hoặc gắn gương bát quái trước cửa nhà để ngăn những luồng khí xấu vào nhà.

phong-thuy-cong-nha-02

Một số điều cần chú ý khi làm cổng nhà

Không nên chọn cổng có kiểu dáng lõm xuống vì nó làm liên tưởng đến đường công danh, tài lộc của gia đình đi xuống.

Những kiểu công vòm khá bắt mắt, được nhiều người thích nhưng nó lại có hình dáng hơi giống như bia mộ, không tốt để đặt ngay phía trước nhà. Do đó, đây cũng là một kiểu cổng mà gia chủ không nên chọn để tránh điều xui xẻo vào nhà

Cổng nhà nên vuông vắn, ngay ngắn, tránh kiểu dáng cổng tròn.

phong-thuy-cong-nha-03

Kích thước cổng không nên quá to hay quá nhỏ so với tổng thể căn nhà để tránh làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và phong thủy. Nếu cổng quá hẹp, căn nhà sẽ không nhận được những luồng khí tốt. Ngược lại, cổng nhà quá rộng sẽ tạo điều kiện cho các luồng khí xấu xâm nhập vào trong nhà.

Cổng nhà cũng không nên xây quá cao vì dễ làm mất thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến phong thủy, làm thất thoát tiền bạc.

Không nên mở cổng nhà đối diện với con đường, để tránh ảnh hưởng đến tài lộc, tiền của. Đường đâm thẳng vào cổng nhà cũng khiến gia chủ gặp tai họa bất cứ lúc nào.

Không nên mở cổng đối diện cây liễu, đài phun nước, thác nước. Theo quan niệm phong thủy, việc xây cổng nhà đối diện những vật này sẽ làm tăng vượng đào hoa, trong nhà có người người ngoại tình hoặc gặp rắc rối về chuyện tình cảm.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

Người xưa dạy: “Trước nhà không có ao, sau nhà không cửa sổ”: Tại sao lại như vậy?

0

Người xưa dạy: “Trước nhà không có ao, sau nhà không cửa sổ”: Tại sao lại như vậy?

Hai chi tiết này không chỉ “phá phong thủy” mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Vì sao?


Trong quá trình tồn tại và phát triển, người xưa đã đúc kết ra những kinh nghiệm “xương máu” truyền lại cho đến nay.

Đối với người xưa, dựng một ngôi nhà là sự kiện trọng đại của đời người. Do thời xưa chưa có nhiều công cụ hỗ trợ nên việc xây dựng phải tốn rất nhiều nhân lực, vật lực và tài chính. Một ngôi nhà thường là tài sản cả đời người thậm chí quyết định vận hạn cả gia đình.

Vì vậy, người ta luôn chú trọng các chi tiết như lựa chọn, xây dựng, bài trí và trang trí trong nhà. Đối với việc xây nhà, cổ nhân Trung Quốc có câu: “Trước nhà không có ao, sau nhà không cửa sổ”.

Câu nói này có ý nghĩa gì? Nếu đặt ao trước cửa và mở cửa sổ ra sau nhà thì có ảnh hưởng gì xấu không? Câu nói này có còn phù hợp cho đến ngày nay không?

Đầu tiên, đừng đặt ao trước cửa. Những câu nói tương tự như “đào ao trước cửa, tan cửa nát nhà”… Có thể thấy người xưa kiêng việc có ao trước cửa nhà và cho rằng điều này không tốt cho vận hạn của gia đình.

Tuy nhiên lại có người thắc mắc, người xưa rất chú trọng đến phong thủy làm nhà và thường ưu tiên “gần núi liền sông”. Điều này có điểm nào mâu thuẫn với quan điểm trên không.

Trong quan niệm phong thủy của người xưa, người ta tin rằng núi quyết định vận số, nước quyết định tài vận, nước là biểu tượng của sự giàu có. Đồng thời, nước trong phong thủy cũng có ý nghĩa rất đặc biệt. Tuy nhiên “nước” ở đây thường dùng để chỉ các con sông tự nhiên. Còn nước sinh hoạt và ao hồ là nước tù đọng.

Chính vì ao là nước tù đọng nên tồn tại nhiều nhược điểm như khả năng tự lọc hạn chế, dễ sinh ra muỗi và vi khuẩn. Thêm vào đó, người dân đi lại sinh hoạt hàng ngày, nếu sơ ý một chút, chẳng may bị rơi xuống ao, nhất là trẻ nhỏ sẽ dẫn đến thương vong

Trong phong thủy, người ta thường chọn xây nhà ở nơi “tụ thủy” vì địa chất ở đây ổn định hơn. Nếu là ao hồ thì địa hình không có nhiều chênh lệch khiến hơi ẩm ngấm vào đất làm nền nhà mất ổn định, ẩm thấp. Điều này không chỉ quyết định tuổi thọ của ngôi nhà mà còn ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của con người khi sinh sống.

Thứ hai, sau nhà không có cửa sổ

“Phía sau nhà không có cửa sổ” là chỉ cách bố trí của ngôi nhà không nên để cửa sổ ở phía sau. Có 2 lý do chính:

Thứ nhất, cửa sổ làm gió độc lùa vào nhà. Như chúng ta đã biết, hầu hết các ngôi nhà của người xưa đều quay mặt về hướng Nam, hoặc tọa Tây Bắc và quay mặt về hướng Đông Nam. Vì vậy, bức tường phía sau của ngôi nhà sẽ hứng gió lạnh Tây Bắc vào mùa đông.

Thêm vào đó, mặt bằng xây dựng thời xưa không cao, cửa sổ không kín gió, nếu mở cửa sổ ở phía sau nhà, tường sẽ không cản được gió lạnh. Điều này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của các thành viên trong gia đình.

Thứ hai, cửa sổ sau nhà không an toàn. Thời cổ đại an ninh chưa được đảm bảo, nếu mở cửa sổ sau nhà sẽ dễ bị kẻ xấu nhòm ngó. Hơn nữa, người xưa có câu “vách tường có tai”. Người ta tin rằng nếu cửa sổ đặt ở vị trí này sẽ không có lợi cho việc bảo vệ đời tư của cá nhân, dẫn đến những tai tiếng thị phi

Ngày nay, việc xây dựng đã cải tiến đạt đến trình độ tốt hơn nhiều. Việc mở cửa sổ của ngôi nhà là điều cần thiết để cho không gian sống thoáng đãng, sạch sẽ và lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên hơn.

Cà vẹt là gì? Vì sao lái xe thiếu cà vẹt lại bị CSGT ph:ạt tới 6 triệu đồng, thậm chí bị tịch thu xe?

0

Cà vẹt xe là giấy tờ không thể thiếu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, trên cà vẹt có các thông tin như tên chủ xe, biển số đăng ký, màu xe…

Cà vẹt xe còn gọi là giấy đăng ký xe, là giấy tờ để chứng minh chủ sở hữu của chiếc xe, đồng thời còn được sử dụng làm cơ sở pháp lý để tránh những tranh chấp về tài sản của công dân. Khi tranh chấp xảy ra, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào thông tin trên cà vẹt để xác định chủ xeCà vẹt chính là đăng ký ô tô, xe máy. (Ảnh minh họa).

Cà vẹt chính là đăng ký ô tô, xe máy. (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, cà vẹt còn là căn cứ để lực lượng chức năng xác minh xe vi phạm có chính chủ hay không hoặc xác minh chủ xe khi xảy ra tai nạn. Trong trường hợp xe bị mất cắp hoặc bị thay đổi thông tin (số máy, số khung), cơ quan công an có thể căn cứ vào cà vẹt xe để tìm kiếm xe và điều tra được đối tượng trộm cắp tài sản

Cách nhận biết cà vẹt xe thật và giả

Hiện nay, tình trạng làm giả cà vẹt xe khá phổ biến, đặc biệt là những nơi tập trung đông dân cư và nhộn nhịp như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…Để tránh những rủi ro không đáng có, mỗi người nên cảnh giác và tìm hiểu kỹ các biện pháp phân biệt cà vẹt xe thật và giả.

Kiểm tra phôi và huy hiệu

Cà vẹt thật: Những hoa văn trên phôi và huy hiệu ngành được in chất lượng cao, rất sắc nét và dễ nhìn. Khi chiếu tia UV vào cà vẹt thì sẽ thấy huy hiệu ngành hơi nổi lên.

Cà vẹt giả: Những hoa văn in trên phôi và huy hiệu ngành có chất lượng kém, không được rõ ràng, hoa văn mờ, thậm chí bị nhòe

Các thông tin trên cà vẹt xe

Cà vẹt thật: Tất cả thông tin in lần đầu như tên chủ xe, địa chỉ, nhãn hiệu xe, số máy, số khung, biển số đều được in theo phương pháp laser, chữ sắc nét và khoanh màu xanh lá. Thông tin in lần hai sẽ được in kim và khoanh màu vàng

Cà vẹt giả: Tất cả thông tin chỉ được in laser.

Sợi kim tuyến

Cà vẹt thật: Khi quan sát kỹ sẽ thấy trên cà vẹt xe có một sợi kim tuyến nhỏ. Đây là một trong những điểm rất quan trọng nhất để nhận biết cà vẹt thật hay giả.

Cà vẹt giả: Sợi kim tuyến thường to, thô và dễ nhìn thấy.

Mất cà vẹt xe có sao không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, bất kỳ cá nhân nào mua xe mới đều cần làm thủ tục đăng ký để có được cà vẹt và biển số xe. Khi có đủ các loại giấy tờ cần thiết thì bạn mới được phép tham gia giao thông mà không vi phạm pháp luật.

Nếu bạn tham gia giao thông mà không mang theo cà vẹt xe thì sẽ bị phạt tiền:

Đối với chủ xe ô tô: Không có cà vẹt xe ô tô hoặc sử dụng giấy tờ đã hết hạn: Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng và bị tước GPLX từ 1 – 3 tháng (Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123 (đã sửa đổi, bổ sung Điều 16 Nghị định 100).

Nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu xe bổ sung vào ngân sách Nhà nước theo quy định tại Điểm đ Khoản 8 Điều 16 Nghị định 100 (đã sửa đổi, bổ sung Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123).

Sử dụng cà vẹt xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp: Bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng và tước GPLX từ 1 – 3 tháng.

Không mang theo cà vẹt: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng (Điểm b Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100 (đã sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123).

Đối với chủ xe máy: Không có cà vẹt xe: Phạt tiền 800.000 – 1.000.000 đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định 100 (đã sửa đổi, bổ sung bởi Điểm m Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123).

Nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu xe bổ sung vào ngân sách Nhà nước theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 17 Nghị định 100.

Không mang theo cà vẹt xe: Bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100)

Để 1 lọ dầu gió ở đầu giường: Công dụng tuyệt vời cả nhà đều thích

0

Bạn có biết tác dụng tuyệt vời của việc để một lọ dầu gió ở đầu giường là gì không?

Dầu gió mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời trong cuộc sống. Ngoài việc để xoa bóp chân tay, thoa vào vết côn trùng, làm sạch, đuổi muỗi, dầu gió còn có nhiều ứng dụng, nhất là khi bạn để nó đầu giường.

Dầu gió mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời trong cuộc sống

Dầu gió mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời trong cuộc sống

Giúp bạn ngủ ngon hơn, cơ thể được thư giãn

Trước khi đi ngủ, nhất là khi trời se lạnh, bạn hãy bôi vài giọt dầu gió vào lòng bàn chân. Điều này giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ cho bạn, nhất là ai hay bị mất ngủ thì làm điều này rất hiệu quả.

Trước khi bôi, chúng ta nên nên mát xa, xoa bóp lòng bàn chân, điều này giúp bổ khí, giúp bạn dễ buồn ngủ hơn, từ đó làm cho bạn ngủ sâu giấc hơn.

Giúp đuổi muỗi, đuổi côn trùng

Dầu gió bao gồm các loại tinh dầu được chiết xuất từ khuynh diệp, bạc hà. Mùi thơm đến từ thiên nhiên này khiến côn trùng, nhất là muỗi, chúng sẽ rất sợ hãi.

Bạn có thể trộn hỗn hợp dầu gió và giấm vào nhau, rồi phun vào những vị trí ẩm thấp, góc nhà, gậm giường,… vào ban đêm trước khi đi ngủ sẽ khiến muỗi bay đi khỏi nhà bạn.

Bên cạnh đó, khi bị muỗi đốt, bạn bôi chút dầu gió lên sẽ làm giảm triệu chứng ngứa. Bạn có thể cho vài giọt dầu gió vào nước ấm rồi tắm, sẽ có mùi thơm rất sảng khoái và giúp bạn tránh được muỗi đốt.

Dầu gió giúp giảm đau họng, đau mũi, giảm ho hiệu quả

Khi bị đau họng, ngạt mũi… bạn có thể bôi chút dầu gió để giúp cơ thể dễ chịu hơn, giảm các triệu chứng trên một cách rất hiệu quả, nhanh chóng.

Ngửi mùi dầu gió cũng giúp mũi thông thoáng, dễ chịu, hết ngạt mũi.

Dầu gió giúp giảm đau họng, đau mũi, giảm ho hiệu quả

Dầu gió giúp giảm đau họng, đau mũi, giảm ho hiệu quả

Cách dùng dầu gió đúng cách

Mặc dù dầu gió có rất nhiều tác dụng hữu ích trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nhưng bạn cũng cần lưu ý cách sử dụng.

– Bạn chỉ được xoa dầu gió ở ngoài da, không được uống, không bôi vào vết thương hở.

– Với trẻ lớn trên 2 tuổi, khi muốn dùng phải được sự theo dõi của người lớn. Dùng một lượng vừa đủ để trẻ không bị bỏng rát.

– Nếu đau bụng do lạnh, bị đầy hơi, khó tiêu, bạn hãy bôi vào vùng xung quanh rốn; nếu bạn nhức đầu thì bôi vào thái dương. Sau đó lấy ngón tay miết nhẹ nhàng, xoay tròn từ từ. Người nào bị dị ứng và có bệnh mạn tính muốn dùng thì cần sự hướng dẫn của bác sĩ.

– Không được dùng nhiều hơn 3-4 lần trong ngày. Tuyệt đối không bôi dầu vào vùng mắt, vết thương hở.

Sắp tới: Muốn ghi tên cả vợ cả chồng vào Sổ đỏ, phải đáp ứng điều kiện quan trọng này

0

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực mang đến nhiều thay đổi về Sổ đỏ. Trong đó, đáng chú ý là hiện đang có thông tin sau 2025 phải ghi tên cả 2 vợ chồng vào Sổ đỏ. Vậy thông tin này có đúng không?

1. Có phải sau 2025 phải ghi tên cả 2 vợ chồng vào Sổ đỏ không?

Có thể khẳng định, việc sau 2025 phải ghi tên cả 2 vợ chồng vào Sổ đỏ không phải quy định mới

Theo đó, khoản 4 Điều 135 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 nêu rõ, Sổ đỏ (tên gọi tắt của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) là tài sản chung vợ chồng thì phải ghi cả họ và tên vợ, chồng vào Sổ đỏ trừ trường hợp hai người có thỏa thuận ghi tên 01 người để đứng tên đại diện.

Đồng thời, nếu Sổ đỏ chỉ có tên 01 người nhưng là tài sản chung vợ chồng thì được cấp đổi sang Sổ đỏ mới ghi cả họ tên của vợ chồng nếu hai vợ chồng có nhu cầu.

Tuy nhiên, đây không phải quy định mới bởi đã được đề cập đến tại khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai số 45/2013/QH13. Theo đó, nếu quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở là tài sản chung vợ chồng thì phải ghi cả họ và tên của vợ chồng vào Sổ đỏ trừ trường hợp có thỏa thuận của 02 người về việc ghi tên 01 người

Nếu trước đó, Sổ đỏ là tài sản chung vợ chồng mà chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi Sổ đỏ có cả tên của hai vợ chồng nếu có yêu cầu.

Đồng thời, theo Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13, nếu nhà, đất là tài sản chung vợ chồng thì Sổ đỏ phải có tên của cả hai vợ chồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Như vậy, thông tin sau 2025 phải ghi tên cả 2 vợ chồng vào Sổ đỏ không phải thông tin chính xác bởi không phải từ 01/01/2025 – thời điểm Luật Đất đai 2024 có hiệu lực mà quy định này đã có từ trước tại Luật Đất đai 2013 và Luật Hôn nhân và Gia đình 2014Có phải sau 2025 phải ghi tên cả 2 vợ chồng vào Sổ đỏ không?Có phải sau 2025 phải ghi tên cả 2 vợ chồng vào Sổ đỏ không? (Ảnh minh họa)

 

2. Thêm tên vợ, chồng vào Sổ đỏ như thế nào?

2.1 Điều kiện thêm tên vợ, chồng vào Sổ đỏ

Để thêm tên vợ, chồng vào Sổ đỏ thì cần phải đáp ứng điều kiện tại Điều 98 Luật Đất đai 2013 (quy định đang áp dụng) và theo Điều 135 Luật Đất đai 2024 (sắp có hiệu lực):

– Sổ đỏ hiện đang được cấp chỉ có tên vợ hoặc chỉ có tên mình chồng.

– Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản là tài sản chung của vợ chồng, được xác định theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

Do vợ, chồng tạo ra, mua được từ thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh; từ hoa lợi, lợi tức; thu nhập khác trong thời kỳ hôn nhân.
Do vợ chồng cùng được thừa kế hoặc tặng cho chung.
Là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Là quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn.

– Vợ chồng có nhu cầu bổ sung tên của mình vào Sổ đỏ đang đứng tên của một trong hai người vợ hoặc chồng.

Sau khi đáp ứng các điều kiện này, vợ chồng cần phải thực hiện thủ tục cấp lại Sổ đỏ có đầy đủ tên của cả hai vợ chồng.

2.2 Thủ tục thêm tên vợ, chồng vào Sổ đỏ

– Hồ sơ cấp đổi Sổ đỏ gồm:

Đơn đề nghị cấp đổi Sổ đỏ theo mẫu số 10/ĐK.
Sổ đỏ (bản gốc).
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (nếu đất trong ngân hàng).

(Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT)

– Nơi nhận hồ sơ: Căn cứ Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP, thẩm quyền cấp đổi Sổ đỏ trong trường hợp này gồm:

Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương đã thành lập cơ quan này.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai.

– Trình tự, thủ tục thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Trong đó, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn trong tối đa 03 ngày; nếu đầy đủ thì trả Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết gồm các nội dung: Kiểm tra, lập hồ sơ trình cơ quan cấp Sổ đỏ, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 4: Trao Sổ đỏ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả.

– Thời gian thực hiện: Không quá 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hoặc không quá 17 ngày nếu ở các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn

Mức phạt lỗi không thắt dây an toàn trên xe ôtô năm 2024

0

Theo các nhà sản xuất ôtô, dây an toàn trên ôtô là một trong những trang bị bắt buộc trên xe, với mục đích giúp cho người ngồi trên xe giảm chấn thương, giảm tỷ lệ tử vong trong những vụ tai nạn. Theo thiết kế của nhà sản xuất khi tham gia giao thông,  dây an toàn sẽ đảm bảo cho người ngồi trên  xe ở các vị trí không bị di chuyển vị trí ngồi khi  ôtô thay đổi tốc độ đột ngột.

Đặc biệt,  dây an toàn sẽ bảo vệ hành khách an toàn hơn và không bị văng ra ngoài trong trường hợp xảy ra va chạm. Do đó, quy định bắt buộc thắt dây an toàn là điều mà người ngồi trên  xe cần tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn cho chính mình.

Theo quy định tại Điều 9 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ do Văn phòng Quốc hội ban hành, người ngồi trên  xe ôtô  phải thắt dây an toàn ở mọi vị trí mà  xe được trang bị dây an toàn nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển. Bất cứ vị trí nào trên  xe ôtô được trang bị dây an toàn mà lái xe hoặc hành khách không thắt đều bị phạt, không chỉ riêng người điều khiển  xe.

Quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi không thắt dây an toàn sẽ bị phạt cụ thể như sau

Người điều khiển xe không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường và chở người trên  xe ôtô ôtô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị  dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Người được chở trên  xe ôtô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Bên cạnh đó, với hành vi vi phạm không thắt  dây an toàn trên xe ôtô, người điều khiển sẽ buộc bị lập biên bản theo quy định tại Điều 56 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH về Luật Xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.