Home Blog Page 95

Vợ chồng tôi vừa dọn ra ngoài ở riêng vì mâu thuẫn trong lối sinh hoạt với mẹ chồng khi tôi và bà quá nhiều điểm khác nhau về phong cách ăn uống, sinh hoạt gia đình. Mẹ chồng có thói quen tích trữ đồ trong ngăn mát tủ lạnh rất lâu, 2 tuần vẫn không chịu bỏ lên ngăn đá. Nhiều lần tôi nhắc thì mẹ bảo: “Cho thức ăn lên ngăn đá lúc bỏ xuống mất chất, khó rã đông, thực phẩm không còn tươi. Người ta sinh ra cái tủ lạnh là để bảo quản thức ăn chứ lo gì hỏng, để 2 tuần là bình thường”.Điều khiến tôi cảm thấy sợ nhất là bát nước mắm cũng được mẹ để từ hôm này qua hôm khác. Có lần mẹ luộc đĩa thịt rất ngon nhưng lại dùng bát nước chấm cũ, tỏi ớt đổi màu, trong bát có cả rau dưa hôm trước còn sót lạ. Sau đó, cứ ngồi vào mâm cơm, tôi lại làm bát nước chấm riêng cho hai vợ chồng, ẹ chồng thấy vậy nên “nóng mắt”, nói bóng nói gió: “Nhà nghèo còn sĩ diện, không biết tiết kiệm, đồ ăn thừa đổ đi hết thì biết bao tiền cho vừa”. Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất, khi tôi phát hiện một túi đen đen trong tủ lạnh.. đọc tiếp dưới bình luận

0

Sau khi ra riêng, mỗi lần về thăm bố mẹ chồng tôi lại dọn sạch sẽ tủ lạnh của ông bà. Những thứ “thừa” trong mâm cũng bị tôi mang đổ hết.

Sau khi cưới, tôi ở chung với nhà chồng được khoảng 3 năm thì 2 vợ chồng dọn ra ngoài ở riêng vì mâu thuẫn trong lối sinh hoạt. Thời gian chung sống, tôi và mẹ chồng khá khác nhau về phong cách ăn uống, sinh hoạt gia đình. Đó cũng là lý do chính khiến tôi nhất quyết ra riêng.

Mẹ chồng có thói quen tích trữ đồ trong ngăn mát tủ lạnh rất lâu, 2 tuần vẫn không chịu bỏ lên ngăn đá. Nhiều lần tôi nhắc, mẹ bảo: “Cho thức ăn lên ngăn đá lúc bỏ xuống mất chất, khó rã đông, thực phẩm không còn tươi. Người ta sinh ra cái tủ lạnh là để bảo quản thức ăn chứ lo gì hỏng, để 2 tuần là bình thường”.

mechong FP.jpg

Mẹ chồng, nàng dâu mâu thuẫn vì bát nước chấm. Ảnh minh họa: FP

Tôi cố gắng giải thích cho mẹ hiểu rằng tủ lạnh để bảo quản thức ăn nhưng phải có thời hạn. Dù vậy, mẹ vẫn khăng khăng làm theo ý mình. Vì là nhà của mẹ chồng nên tôi không có quyền can dự nhiều. Tôi thể hiện sự không hài lòng bằng việc mua đồ ăn bên ngoài mang về và không động vào thức ăn mẹ nấu.

Mẹ thường có thói quen làm rất nhiều đồ ăn rồi cho vào tủ lạnh, hôm sau mang ra hâm lại cho đỡ mất công. Có nồi nước xương hầm, mẹ để trong tủ lạnh, lâu lâu nấu lại múc vài muôi, cho thêm rau vào là được bát canh. Nhà neo người nên cứ ngày này qua ngày khác chúng tôi luôn ăn đồ thừa, không có thức ăn tươi mới.

Điều khiến tôi cảm thấy sợ nhất là bát nước mắm cũng được mẹ để từ hôm này qua hôm khác. Mẹ hay rót nhiều nước chấm, đổ đi lại tiếc. Thế nên, hôm nay chấm chưa hết mẹ đậy lại, hôm sau rót tiếp vào thành bát nước chấm mới. Mẹ không cần biết hôm trước chấm thứ gì, có dính rau hay mỡ trong đó hay không.

Có lần mẹ luộc đĩa thịt rất ngon nhưng lại dùng bát nước chấm cũ, khiến tôi sợ. Tôi rùng mình thấy tỏi ớt đổi màu, trong bát có cả rau dưa hôm trước còn sót lại. Bữa cơm mất ngon vì bát nước chấm. Sau đó, cứ ngồi vào mâm cơm, tôi lại làm bát nước chấm riêng cho hai vợ chồng. Mẹ chồng thấy vậy nên “nóng mắt”.

Cũng vì chuyện này mà mẹ chồng, nàng dâu mâu thuẫn. Mẹ chồng nói tôi “nhà nghèo còn sĩ diện, không biết tiết kiệm, đồ ăn thừa đổ đi hết thì biết bao tiền cho vừa”.

Tôi cãi: “Đồ ăn sẽ không thừa nếu mẹ làm ít đi, nước chấm sẽ không nhiều nếu mẹ rót vừa đủ. Con thấy mẹ làm gì cũng nhiều, mua gì cũng nhiều, rồi ăn hết ngày này qua tháng khác, rất mất an toàn. Con không ăn uống được như mẹ. Nếu mẹ không thay đổi thì con buộc phải xin phép ăn riêng”.

Sau lần cãi nhau ấy, tôi và mẹ chồng mâu thuẫn lên đỉnh điểm. Hơn 2 tháng căng thẳng, tôi bàn với chồng ra ngoài ở riêng. May thay, chồng cũng đồng ý dù mẹ chồng tỏ rõ sự không hài lòng.

Nhưng từ ngày ra riêng, mẹ chồng nàng dâu không còn phải tranh cãi về việc ăn uống, tôi được tự do lựa chọn cách sinh hoạt theo ý mình, thực sự cảm thấy rất thoải mái. Tuy có mất thêm tiền thuê nhà nhưng tôi luôn cảm thấy được là chính mình.

Giờ tôi cũng rất thẳng thắn, không ngại dọn tủ lạnh cho mẹ chồng nếu thấy thịt để quá lâu. Tôi càng không ngại thay bát nước chấm mới khi thấy mẹ mang ra bát nước chấm cũ. Mẹ chồng cũng không phản ứng mãnh liệt như trước nữa, có lẽ vì không ở chung nhà nên ai cũng nghĩ thoáng hơn cho đỡ mất lòng nhau.

Về già có tiền sẽ không cần phải nhìn sắc mặt của con cái: 3 điều khắc cốt ghi tâm bạn nên đọc 1 lần

0

Khi có tuổi, nên nhớ 3 điều này để cuộc sống luôn an nhiên – tự tại, không buồn phiền lo lắng…

Điều thứ nhất: Phải có tiền dưỡng già để giữ cho mình tôn nghiêm, không cần phải nhìn sắc mặt con cái

Người ta nói, tiền không phải chìa khóa vạn năng nhưng không có tiền thì cũng chẳng làm được việc gì. Đối với người già mà nói, cơ thể tuy dần dần lão hóa, nhưng tôn nghiêm lại ngày càng cao, đặc biệt là trong chuyện tiền bạc, nếu vì tiền mà phải nhìn sắc mặt của con cái, họ thà nhẫn nhịn không mở miệng còn hơn. Trong tay có tiền, con cái thỉnh thoảng về thăm biếu chút quà hiếu thuận, bản thân cũng có thể trả lại cho chúng dưới hình thức lì xì, mua quà cáp cho cháu tiền ăn vặt, như vậy, cả nhà đều vui.

Đối với người già, điều quan trọng nhất là sự yêu thương, quan tâm và quây quần của con cái. Nhưng người trẻ lúc này ai cũng có gia đình của riêng mình, có áp lực của riêng mình, phải làm việc, phải nỗ lực, phải xã giao, dạy dỗ con cái, hầu như không có thời gian ở bên cha mẹ. Khi con cái không có thời gian ở bên cha mẹ, không thể đem tới cảm giác an toàn về mặt tinh thần cho cha mẹ thì số tiền tiết kiệm trong tay cha mẹ sẽ phát huy tác dụng.

Hầu hết mọi lo lắng, căng thẳng, băn khoăn và việc mất đi sự thanh thản trong tâm hồn đều do những lo lắng về tiền bạc gây nên. Rất nhiều vấn đề về sức khoẻ cũng sinh ra từ sự căng thẳng và lo lắng về tiền bạc. Nhiều vấn đề trong các mối quan hệ cũng bắt nguồn từ những lo lắng về tiền bạc và một trong những nguyên nhân chính của các mâu thuẫn gia đình cũng là những bất đồng xoay quanh vấn đề tiền bạc.

Điều thứ 2 cần nhớ: Hãy để cuộc sống của mình khi về già phong phú, trong tay có tiền, muốn sống ra sao cho vui vẻ thì sống

Sau khi về hưu, trong tay có tiền, có thể rủ bạn bè đi đây đi đó, cũng có thể học và làm những thứ mà hồi trẻ thích nhưng không có thời gian và cơ hội đi làm. Bước vào tuổi lão niên, phải biết cách nâng cao đời sống vật chất của mình một cách thích hợp, uống những loại trà cao cấp, ăn những thức ăn bổ dưỡng, mặc những bộ quần áo đắt hơn một chút, đây cũng là một phương thức nâng cao cảm giác an toàn trong tâm lý.

Trong cuộc sống, để nói bỏ hết tất cả đi du lịch thì mấy ai dám làm. Vậy mới nói, để làm được như họ không chỉ có sự chung tay, thấu hiểu giữa hai vợ chồng mà họ đã chuẩn bị sẵn cho mình một khoản tiền an dưỡng khi về già. Hạnh phúc đôi khi là những chuyến đồng hành và có người bạn đời sát cánh, tìm hiểu những điều mới mẻ. Cuộc sống như thế cũng thật sự ý nghĩa biết bao.

Điều thứ 3: Có tiền, về già, mình có bệnh tật gì cũng sẽ không phiền hà tới con cái

Bước vào tuổi già, bệnh tật dù lớn dù nhỏ cũng là chuyện tất nhiên, trong tay có tiền, không cần con cái vì chuyện tiền viện phí mà thêm một phần gánh nặng, bởi lẽ cuộc sống của chúng cũng sớm đã có không ít gánh nặng rồi. Hơn nữa, gặp được con dâu, con rể tốt thì không sao, nếu không gặp được, thì hà cớ gì mình còn mang thêm rắc rối cho con của mình hay liên lụy tới chúng nữa!Người xưa bảo rồi “ở lâu trên giường bệnh, chẳng con nào là hiếu thảo”, sau này chẳng may có không động đậy được nữa, chỉ chăm chăm dựa vào con cái, cũng chưa chắc đã chắc chắn 100%, hoặc đôi khi chỉ đơn giản là bạn không muốn làm phiền con cái vì chúng cũng đã có đủ gánh nặng để lo rồi, bạn hoàn toàn có thể tự bỏ tiền ra thuê người chăm sóc mình, hoặc vào viện dưỡng lão…

Con người, càng có nhiều tiền tiết kiệm, về già càng đáng tiền. Con cái khi ấy muốn hiếu thuận với bạn, chỉ cần ở bên bạn là được rồi, không cần phải tiêu tiền này tiền nọ, áp lực kinh tế cho chúng cũng nhỏ bớt đi.

Kiếm tiền, phải tranh thủ mà làm sớm, tiết kiệm tiền cũng vậy. Thời trẻ, thường nghĩ rằng, cuộc đời ngắn ngủi, nên phải cố tận hưởng hết mức có thể. Nhưng già rồi mới hiểu rõ, bất cứ việc gì trên đời này cũng đều tồn tại rủi ro. Do vậy bạn buộc phải có sự chuẩn bị về tâm lý cũng như khả năng chống đỡ rủi ro. Dựa núi núi lở, dựa người người chạy, chỉ có dựa vào chính bản thân mình mới thực sự đáng tin cậy nhất.

Nguồn: https://sohuutritue.net.vn/ve-gia-co-tien-se-khong-can-phai-nhin-sac-mat-cua-con-cai-3-dieu-khac-cot-ghi-tam-ban-nen-doc-1-lan-d163877.html

Tủ lạnh chảy nước, lâu làm lạnh, chỉ chị em cách tự khắc phục trong phút chốc, chẳng cần gọi thợ

0

Tình trạng tủ lạnh chảy nước, làm lạnh kém là vấn đề mà nhiều người nội trợ thường gặp phải.

Tủ lạnh là vật dụng nhà nào cũng có. Tủ lạnh giúp mọi người bảo quản thực phẩm trong nhiều ngày. Nhưng vì là thiết bị điện và được cắm phích sử dụng xuyên suốt nên dễ gặp vấn đề, phổ biến nhất là tình trạng bị chảy nước, lâu làm lạnh.

Lúc này, thay vì gọi thợ đến kiểm tra tốn kém thì mọi người nên tự tìm hiểu nguyên nhân trước, nếu là những lỗi dưới đây thì có thể khắc phục nhanh chóng đấy nhé.

Chảy nước từ ngăn mát

Nhiều người đi chợ mua thực phẩm với số lượng lớn, để ăn dần trong cả tuần. Thế là ngăn mát tủ lạnh “vất vả” khi bảo quản thực phẩm chất chồng. Từ đây vấn đề đã phát sinh, khi vô tình chắn mất đường thông gió của ngăn mát, dẫn đến tình trạng lâu làm lạnh.

Chưa kể, nếu như những thực phẩm ấy được rửa kỹ để loại bỏ bụi bẩn nhưng lại không được để ráo trước khi cho vào thì đó cũng là nguyên nhân khiến nước bị rỉ ra, không chỉ làm dơ tủ lạnh, mà còn ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.

3

Cho nên, cách khắc phục rất giản đơn, mọi người lưu ý để ráo hoặc dùng khăn giấy thấm khô thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Còn ai kỹ hơn thì dùng màng bọc thực phẩm hay cho thực phẩm vào trong túi zip. Bên cạnh đó, mọi người phải sắp xếp thực phẩm gọn gàng, những thứ nào để ở bên ngoài được thì đừng nhồi nhét vào, tránh ngăn mát tủ lạnh bị quá tải.

Chảy nước trong ngăn đông

Nếu mọi người quan sát kỹ, thấy nước chảy ra từ ngăn đông thì lúc này nên mở tủ lạnh ra kiểm tra ngay, coi có phải rằng việc nhồi nhét quá nhiều thực phẩm đã vô tình che mất lỗ thông gió, hệt như tình trạng thường mắc phải ở ngăn mát như vừa nói trên không.

Nguyên nhân khác là cũng có thể do mọi người bất cẩn đóng cửa tủ lạnh không kín hay miếng đệm tủ lạnh lâu ngày đã “xuống cấp” không thể bám dính được nữa, khiến hơi lạnh thoát ra, đá bên trong tan chảy Nếu đúng như vậy thì mọi người cần mua miếng đệm khác thay ngay, để đảm bảo cửa tủ lạnh luôn được đóng kín. Đồng thời, mọi người cũng nên đặt thực phẩm trong ngăn đá gọn gàng, lưu ý đừng chất vào quá nhiều, làm phản tác dụng.

Chảy nước ra sàn từ khay nước phía sau tủ

Đôi khi nước chảy ra sàn là do khay nước phía sau tủ lạnh bị nứt hay ống cấp nước bị lỏng, thậm chí bị hỏng. Cho nên, để xác định đúng nguyên nhân thì mọi người phải đến thật gần và kiểm tra cho kỹ. Tuy nhiên, trước khi kiểm tra, mọi người cần dùng tay khô rút phích cắm tủ lạnh, không còn nguồn điện để đảm bảo an toàn.

Sau đó, lấy khay nước phía sau tủ lạnh ra để kiểm tra trước, coi có xuất hiện lỗ thủng nào không, đồng thời dễ nhìn ống cấp nước, xem có gì khác thường không. Nếu có thì mọi người cần thay mới, còn trường hợp không phát hiện được gì, mà tủ lạnh vẫn rỉ nước thì buộc lòng phải nhờ đến thợ sửa chữa thôi.

14 cách sửa chữa tủ lạnh bị chảy nước ở ngăn đá, ngăn mát tại nhà | websosanh.vn

Khi tủ lạnh đã hoạt động êm ái trở lại, mọi người cũng cần lưu ý trong việc vệ sinh. Hãy duy trì thói quen kiểm tra toàn bộ tủ lạnh, loại bỏ những thực phẩm có dấu hiệu sắp hư thối ra khỏi các ngăn và dùng khăn sạch lau chùi cả trong lẫn ngoài. Việc này không chỉ đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon, ăn không ảnh hưởng sức khỏe, mà giúp tủ lạnh hoạt động tốt, tiết kiệm điện.

Đã 70 tu:;ổi, tôi m:ừng rỡ vì được tái hô:n với vợ kém 22 t:;uổi còn “nguyên đai, nguyên kiện”, không ng:ờ đêm tân hô;n của tôi mới… được vài phút đã phải vào bệnh viện, nghe bác sĩ tuyên bố mà vợ mới cưới mừng thầm, còn tôi thì không thể chấp nhận được sự thật…

0

Sau nửa năm bên nhau, tôi đã không do dự tổ chức đám cưới cùng cô ấy. Thật may, con cái chúng tôi đều thấu hiểu và ủng hộ bố mẹ.

Ở tuổi 62, vì đã ly hôn vợ cũ nên tôi nghĩ rằng sau này sẽ sống cuộc sống hưu trí bình yên một mình cho đến cuối đời. Nhưng kế hoạch của tôi đã rẽ ngang khi gặp Hằng. Cô ấy kém tôi 22 tuổi, là người phụ nữ dịu dàng và tràn đầy năng lượng tích cực.

Chúng tôi nói chuyện rất hợp nhau, gần như không có khoảng cách tuổi tác nên nhanh chóng trở thành một đôi. Tôi biết đây không phải là một quyết định dễ dàng và chúng tôi sẽ phải đối mặt với rất nhiều lời đàm tiếu, dị nghị. Nhưng tôi tin, chỉ cần trong lòng hai chúng tôi có nhau thì mọi khó khăn, thử thách đều có thể vượt qua.

Vì thế, sau nửa năm bên nhau, tôi đã không do dự tổ chức đám cưới cùng cô ấy. Thật may, con cái chúng tôi đều thấu hiểu và ủng hộ bố mẹ.

Vì đều đã lớn tuổi nên chúng tôi chỉ tổ chức một đám cưới đơn giản, mời người thân và một số bạn bè thân thiết. Cả hai nắm chặt lấy tay nhau, nhận lời chúc phúc của mọi người. Bầu không khí lúc đó rất vui vẻ và ấm áp, mọi thứ đúng như chúng tôi mong đợi – hoàn hảo.

Ở tuổi 62, tôi cứ nghĩ sẽ sống một mình đến cuối đời cho đến khi gặp Hằng. (Ảnh minh họa)

Đêm tân hôn, khi không gian chỉ còn lại hai người, tôi bật một bản nhạc nhẹ nhàng để khiêu vũ với vợ, cùng nhau tận hưởng khoảnh khắc ngọt ngào này.

Đêm tân hôn, chúng tôi nắm tay nhau và khiêu vũ, trong mắt chỉ có nhau.
Nhưng khi đang đến đoạn nhảy cao trào, tôi đột nhiên cảm thấy ngực mình đau nhói như bị kim châm, cảm giác như cả thế giới đang quay cuồng vậy. Tôi cố gắng nắm lấy tay vợ, nhưng cơ thể dần mất thăng bằng rồi ngã xuống.

Điều cuối cùng tôi thấy chính là ánh mắt của vợ từ ngạc nhiên chuyển sang hoảng sợ. Cô ấy hét lên, gọi hàng xóm tới giúp đỡ.

Một lúc sau, tôi cảm thấy có người chuyển mình đi, nhưng tôi không thể nhớ chuyện gì đã xảy ra sau đó nữa.

Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm trên giường bệnh, trên người gắn đủ các loại ống dẫn, thiết bị. Cô vợ trẻ ngồi bên giường bệnh, mắt đỏ hoe nói trong nước mắt:

– Bác sĩ nói bệnh tim của anh tái phát, may mà được đưa đến bệnh viện kịp thời, nếu không thì…

Nghe vợ nói, tôi vừa thấy may mắn vì vừa thoát khỏi cửa tử vừa thấy có lỗi với vợ vì đêm tân hôn lại để cô ấy phải lo lắng, ở trong bệnh viện với mình.

Nghe vợ nói, tôi vừa thấy may mắn vì vừa thoát khỏi cửa tử vừa thấy có lỗi với vợ vì đêm tân hôn lại để cô ấy phải lo lắng, ở trong bệnh viện với mình.

Những ngày sau đó, mỗi ngày vợ đều túc trực bên giường bệnh, lo lắng cho từng miếng ăn giấc ngủ của tôi. Nhìn vợ bận rộn vì mình, tôi cảm thấy rất có lỗi và nghĩ rằng quyết định tái hôn của mình là sai. Nếu không vì tôi, có lẽ cuộc sống của vợ sẽ tốt hơn rất nhiều.

Dường như đoán được tâm ý của tôi, vợ luôn nói:

– Anh lại nghĩ linh tinh cái gì đấy? Dù anh có thế nào thì em cũng sẽ bên cạnh anh, anh đừng hòng đuổi em đi. Mà anh có đuổi em cũng không đi. Chúng mình đã là vợ chồng thì khó khăn, hoạn nạn phải có nhau chứ.

Nhìn thấy ánh mắt đầy quan tâm và yêu thương của vợ, nghe những lời cô ấy nói, tôi nghẹn ngào xúc động. Khi ấy, tôi biết mình đã chọn đúng người

Sau khi xuất viện, để tránh xa sự ồn ào, náo nhiệt của thành phố, chúng tôi chọn định cư ở một vùng quê yên tĩnh, sống một cuộc sống nhàn nhã và bình dị. Mỗi sáng hai vợ chồng cùng nhau đi dạo, trồng hoa và làm vườn, tối ngồi ngoài sân đếm sao.

Mặc dù cuộc hôn nhân của chúng tôi ngay đêm tân hôn đã khởi đầu không mấy tốt đẹp nhưng sự ngọt ngào đơn giản ở hiện tại đã vượt qua mọi mong đợi trước đây của tôi.
Nhìn cuộc sống bình yên trước mắt, tôi nhẹ nhàng hỏi vợ:

– Em có hối hận khi ở bên anh không?

Cô ấy nhìn tôi thật sâu, trong mắt hiện lên một tia dịu dàng, nhẹ nhàng nói:

– Mỗi ngày trôi qua đều là một món quà anh tặng em, em làm sao có thể hối hận được?

Hai vợ chồng ôm nhau thật chặt, chỉ mong thời gian chầm chậm trôi để chúng tôi được hạnh phúc bên nhau dài lâu.

7 năm qua tôi n:ai lưng ra để kiếm tiền ngày đêm, còn vợ chỉ chăm chăm bòn rút đem cho nhà ngoại, không chịu nổi nữa tôi không chuyển tiền của tháng này cho vợ nữa, nào ngờ mẹ vợ lên nhà chỉ thẳng mặt đòi tiền, tôi mang ví mở tung ra khiến mẹ tăng xông… và rồi ….

0

Sống với nhau 7 năm, tôi chưa bao giờ thấy vợ chi một đồng tiền lương mà chỉ tìm cách bòn rút tiền mồ hôi nước mắt của chồng cho nhà ngoại

Nói chuyện này ra, chắc tôi sẽ bị nhiều người bảo rằng làm chồng mà tính toán thiệt hơn với cả vợ mình. Tuy nhiên, mọi thứ đều có giới hạn của nó. Cuộc sống của gia đình của là hai bên cùng vun đắp, nếu như dồn hết trách nhiệm về phía chồng thì vai trò của người vợ trong gia đình sẽ là gì?

Tôi và vợ cưới nhau đã 7 năm. Trước đây, vợ tôi sống ở nông thôn, còn tôi là trai Hà Nội. Sau đám cưới, bố mẹ tôi tặng một căn chung cư nhỏ vì muốn tạo điều kiện cho hai vợ chồng có không gian riêng. Rồi lần lượt 2 đứa con chào đời, cuộc sống của gia đình tôi cứ thế êm đềm trôi.

Biết vợ trước đây sống thiếu thốn nên tôi luôn cố gắng bù đắp, mong muốn cô ấy được hưởng một cuộc sống tốt hơn. Vợ tôi làm trong cơ quan nhà nước, tôi đoán lương chắc chỉ đủ mua sắm cho bản thân nên cũng không yêu cầu cô ấy phải đóng góp gì cho gia đình. Hàng tháng, tôi đưa cô ấy 30 triệu đồng để chi tiêu gia đình. Số thu nhập còn lại, tôi giữ một chút để tiêu vặt và gửi vào sổ tiết kiệm chung, để dành cho các khoản lớn phát sinh sau này.

Tôi nai lưng kiếm tiền, còn vợ chỉ chăm chăm bòn rút cho nhà ngoại - Ảnh 1.

Vợ tôi không phải lo bất cứ khoản chi nào cho gia đình. (Ảnh minh họa: AI)

Vợ tôi không bao giờ nói về thu nhập của mình. Tuy nhiên, sau này để ý thấy tháng nào cô ấy cũng gửi yến, gửi sâm và vài triệu đồng về biếu bố mẹ đẻ từ tiền riêng nên tôi nghĩ thu nhập của vợ không phải là quá thấp. Chỉ có điều, với bất cứ khoản chi nào của gia đình, vợ luôn mặc định đấy là nhiệm vụ của tôi và để mình tôi gánh vác. Bao năm nay, điều đó đã thành thói quen nên tôi cũng không có thắc mắc gì nhiều.

Chỉ có điều, gia đình vợ tôi có nhiều anh chị em, và thường xuyên có việc. Mỗi lần có phát sinh gì, vợ lại hỏi tôi tiền để lo cho gia đình, từ chuyện ông bà ngoại làm đám giỗ tới việc chị gái, anh trai, em út cần sửa nhà, mua xe… Những khoản chi đó quá thường xuyên khiến tôi thấy không thoải mái, nhưng không dám nói vì sợ vợ tự ái, chỉ biết tìm cách đáp ứng.

Với số tiền chục triệu đồng trở lại thì tôi không muốn tính toán nhiều, nhưng trong vòng 2 năm nay, cô ấy đã 2 lần bảo tôi trích tiền tiết kiệm ra cho nhà đẻ vay. Khi thì là anh trai muốn mua căn nhà 1,5 tỷ đồng nhưng mới chỉ có 800 triệu, gần đây nhất thì là lo đám cưới cho em út nhà cô ấy.

Vợ tôi bảo nhà thông gia tương đối khá giả nên cô ấy cũng muốn bố mẹ mình mình nở mày nở mặt chút, muốn tôi trích 200 triệu đồng từ tiền tiết kiệm cho bên ngoại vay tạm để tổ chức cho đàng hoàng.

Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu như mới đây công ty tôi không có sự thay đổi về cơ cấu. Tôi được điều chuyển từ bộ phận văn phòng xuống bộ phận quản lý ở nhà máy, cách nhà tới hơn 20km. Nghĩ cảnh sáng nào cũng đưa con đi học rồi tới nhà máy trên một quãng đường quá xa, tôi thấy mệt mỏi nên bàn với vợ mua ô tô để tiện đi lại, điều đó đồng nghĩa với việc phải nhắc bên ngoạ trả lại hai khoản vay lớn kia mới đủ tiền.

Nghe tôi đưa ra ý kiến, vợ tỏ vẻ rất khó chịu, nói: “Anh nên khắc phục đi xe máy một thời gian xem, chứ mới cho vay được hai năm đã đòi tiền thì mang tiếng vợ chồng mình hẹp hòi với anh em”. Dù tôi phân tích hết nước hết cái về việc đi lại xa xôi, nguy hiểm, rồi có cái xe che mưa che nắng con đi học cũng đỡ khổ, nhưng cô ấy vẫn lắc đầu quầy quậy, bảo để vài năm nữa hẵng hay.

Điều tôi bực mình nhất là vợ không có động thái nào để nhắc nhà ngoại nghĩa vụ trả tiền. Trong khi đó, anh trai và em út cô ấy dù đang nợ nhưng vẫn không có ý thức tiết kiệm, thường xuyên khoe ảnh ăn uống nhà hàng, đi du lịch khắp nơi. Với cách sống hưởng thụ của họ thì không biết bao giờ tôi mới đòi lại được khoản vay.

Nói ra thì gây căng thẳng gia đình, rồi vợ tôi lại bảo tôi tính toán với nhà ngoại. Mà không nói thì tôi thấy rất khó chịu với việc mình nai lưng ra làm rồi cuối cùng khi có việc lại không thể dùng tiền của chính mình. Rất mong độc giả cho tôi lời khuyên để vợ tôi có thể chủ động nhắc nhà ngoại trong việc trả nợ thay vì cứ ung dung sống mà như quên mất khoản tiền tiết kiệm của tôi.

Ngày vợ trở dạ, lúc vào viện 2 vợ chồng ch::oáng v::áng khi bác sĩ thông báo Hương mang th::a:i 3. Hương được bác sĩ cho vào phòng m::ổ ngay lập tức vì sức khỏe đang yếu đi, để rồi sau đó bác sĩ đưa ra ngoài 3 đ:ứa tr::ẻ 2 trai, 1 gái khiến Hải vừa mừng vừa lo. Ngồi đút cháo cho vợ mà Hải cứ thẫn thờ: – Nhà nghèo giờ 3 đứa con anh lo vợ chồng mình không nuôi nổi em à. – Em này, anh định b::á:n đi 1 đứa con trai đi…. để rồi …

0

Tới ngày Hương trở dạ, để rồi lúc vào viện 2 vợ chồng choáng váng khi bác sĩ thông báo Hương mang thai 3…

Hai vợ chồng Hải lấy nhau khi chỉ có hai bàn tay trắng. Hải là đứa trẻ mồ côi, lớn lên bên cạnh bà ngoại trong khi Hương vợ anh lại sinh ra trong gia đình có tới 6 anh chị em nên cuộc sống vô cùng khó khăn. Sau khi cưới cả 2 dọn về căn nhà cấp 4 của bà ngoại Hải sống. Bố mẹ Hương cố gắng lắm cũng chỉ cho con 2 chỉ vàng làm vốn và chẳng có gì thêm nữa.

Vì cuộc sống đang khó khăn nên vợ chồng bàn nhau kế hoạch chưa sinh con luôn, phải cố gắng cày cuốc có chút vốn đã thì đẻ con mới nuôi được nó. Sau gần 2 năm trồng cây cuối cùng vợ chồng Hải cũng đã tích lũy được 1 khoản tiền và quyết định sinh con. Nhưng nào ngờ Hương vừa mới bầu được 2 tháng thì bất ngờ bà ngoại chồng đổ bệnh.

Cứ tưởng bà bệnh tuổi già như mọi khi thôi, ai ngờ lần này bà ốm quá lâu nằm viện tới 5 tháng liền. Toàn bộ tiền tích trữ của 2 vợ chồng phải bỏ ra lo hết thuốc men cho bà, thậm chí còn phải vay thêm. Nhiều người thương vợ chồng Hải bảo thôi đưa bà về chứ để ở viện tốn kém lắm nhưng anh không đành. Bà đã 1 mình nuôi anh khôn lớn, giờ cũng chẳng sống được mấy nữa anh phải chăm bà tới lúc bà trút hơi thở cuối cùng.

Vợ sinh 3, nhà lại nghèo chồng bàn với vợ bán bớt đi 1 đứa - Hình 1

Nhưng nào ngờ Hương vừa mới bầu được 2 tháng thì bất ngờ bà ngoại chồng đổ bệnh. (Ảnh minh họa)

Hương bầu sang tháng thứ 9 thì bà ngoại chồng mất. Hải đau đớn vô cùng song hàng xóm ai cũng bảo bà ra đi như thế là mát mẻ lắm rồi. Giờ Hải phải chăm cho vợ, ngày vợ anh sinh nở đã cận kề. Suốt thời gian bầu bí bà ốm như vậy, chồng thì chạy ngược chạy xuôi chăm bà tiền nong lo cho bà hết nên Hương cũng chẳng dám đi khám thai vì sợ tốn kém.

May mắn làm sao cô thấy ngươi khỏe mạnh bình thường. Cuối cùng cũng tới ngày Hương trở dạ, để rồi lúc vào viện 2 vợ chồng choáng váng khi bác sĩ thông báo Hương mang thai 3. Hương được bác sĩ cho vào phòng mổ ngay lập tức vì sức khỏe đang yếu đi, để rồi sau đó bác sĩ đưa ra ngoài 3 đứa trẻ 2 trai, 1 gái khiến Hải vừa mừng vừa lo. Ngồi đút cháo cho vợ mà Hải cứ thẫn thờ:

– Nhà nghèo giờ 3 đứa con anh lo vợ chồng mình không nuôi nổi em à. Vẫn còn mấy chục triệu nợ tiền thuốc men cho bà nữa chưa trả, tiền lãi mỗi tháng đã bao nhiêu rồi.

– Nhưng sinh con ra rồi thì phải nuôi con chứ anh, không lẽ mình mang bỏ con đi thì có tội lắm.

– Nhưng mà… thôi để anh tính.

Sau khi đút cháo cho vợ xong, Hải bảo Hương anh ra ngoài mua thêm sữa cho con nhưng trong túi Hải lúc đó chỉ còn đúng 100 ngàn. Anh lang thang ngoài cổng bệnh viện nghĩ cách kiếm tiền nuôi 3 đứa con nhỏ thế nào đây. Bất ngờ anh thấy có 1 người đàn ông sang trọng bước xuống nói chuyện với 1 người bảo vệ của bệnh viện:

– Anh xem ở đây có ai bán 1 bé trai không, tôi sẽ mua với giá 200 triệu và trả công cho anh 20 triệu. Tôi mua về nuôi vì vợ chồng tôi hiếm muộn chứ không phải buôn bán gì đâu.

Trời ơi, ông ta mua 1 đứa bé 200 triệu ư? Mà rõ ràng là ông ta cần con nên mới mua với giá cao như thế. Chợt nhớ tới 3 đứa con mới sinh của mình, nếu bán 1 đứa đi thì vợ chồng Hải có thể trả nợ tiền viện của bà đang đi vay và có tiền nuôi 2 đứa con nữa. Không thì giờ đưa 3 đứa trẻ về biết lấy tiền đâu mua sữa cho chúng đây.

Vậy là Hải quyết định chạy lại chỗ người đàn ông đang chuẩn bị lên ô tô. Cuộc nói chuyện giữa ông ta và anh diễn ra rất nhanh chỉ chừng 2 phút và ông ta hứa chiều tối sẽ quay lại vì lúc này đang có việc bận. Ông ta đi rồi Hải cũng phóng xe đạp về nhà. Anh phải đi hỏi vay tiền mua sữa cho con, anh không thể để chúng đói được, nếu thấy chúng đói lỡ ông khách quay lại lại đổi ý không mua con anh nữa thì sao.

Mấy người gần nhà thương tình cho anh vay tổng cộng được 500 ngàn. Anh mua sữa rồi mang vào viện cho con ngay. Nhìn thấy chồng vào Hương sáng mắt lên: “Pha sữa cho con đi anh, chúng đói quá khóc từ nãy mà em chưa có sữa”. 2 vợ chồng lụu ục pha sữa cho 3 đứa con, Hương mới mổ xong cũng nén đau làm cùng chồng vì không muốn con đói. Ú no rồi chúng lại quay ra ngủ như những con cún con vậy, ngoan lắm. Lúc này Hải mới ngồi cạnh vợ thủ thỉ:

– Em này, anh định bán đi 1 đứa con trai. Họ trả 200 triệu đấy, bán đi 1 đứa thì mình mới có tiền nuôi 2 đứa còn lại chứ không thì biết lấy tiền đâu nuôi con.

– Em không bán con đâu, em không bán con đâu.

– Em bình tĩnh nghe anh nói, anh cũng đau lòng lắm, nhưng đó là phương án tốt nhất cho vợ chồng mình và các con lúc này. Không bán con thì biết lấy tiền đâu nuôi 3 đứa con hả em, lại còn món nợ kia nữa. Không có tiền thì con mình cũng chết đói mất thôi.

Cứ thế Hải thủ thỉ với vợ, Hương nhìn chồng cũng biết chồng đau khổ lắm, đường cùng anh mới phải làm thế thôi nên cũng đành ngậm ngùi gật đầu theo ý chồng. 6 giờ tối người đàn ông đó tìm đến. Nhìn 2 đứa con trai ông ta quyết định chọn cậu em và đặt luôn 200 triệu trước mặt vợ chồng Hải.

Vợ sinh 3, nhà lại nghèo chồng bàn với vợ bán bớt đi 1 đứa - Hình 2

Ảnh minh họa

Hương lúc này chỉ biết ôm mặt khóc. Hải bế con trai cho vị đại gia, anh muốn nhìn mặt con rõ hơn nên cởi hết khăn quấn quanh người đứa con trai bé bỏng ra, nhưng rồi bất ngờ tay đứa bé quờ quạng và nắm chặt lấy ngón tay cái của bố. Nó nắm chặt vô cùng khiến Hải muốn gỡ ra không được. Vị đại gia đưa tay ra đỡ đứa bé mà Hải không thể nào đưa nổi cho ông ta, đứa con của anh nắm chặt tay bố như van xin: “Bố đừng cho con, bố đừng cho con đi. Con muốn ở lại với bố mẹ và anh chị”.

Bất giác Hải nhìn vào người đàn ông kia, nước mắt rưng rưng:

– Tôi không bán con đâu, tôi không bán con nữa đâu. Dù có khổ thế nào tôi cũng cố gắng nuôi con tôi. Tôi không bán con nữa đâu, xin lỗi ông.

Hương ôm chặt lấy chồng khóc nức nở. Người đàn ông đó hình như cũng hiểu được tình cảm của đôi vợ chồng trẻ nghèo. Ông nói:

– Tôi rất hiểu nỗi lòng của 2 vợ chồng cậu. Không sao, cậu đã làm đúng. Tôi sẽ không lấy con của cậu đi đâu nhưng 200 triệu này vẫn là của cậu, hãy cầm lấy và nuôi 3 đứa trẻ lên người.

Ông ấy đăt bọc tiền vào tay Hải rồi bước đi. Hải sửng sốt tới mức không kịp nói lời cảm ơn, lúc lao ra thì ông ấy đã đi rồi. Vợ chồng anh vừa mới gặp được 1 người quá tốt, vậy là con anh có thể được ở lại với vợ chồng anh rồi.

Anh tôi kiếm cả 100 triệu/tháng, vậy mà ngày bố mẹ xây nhà xong xuôi, người ta đến yêu cầu bán nhà trả nợ cho anh ấy, ông bà nức nở vì tiền tích cóp cả đời coi như đổ sông đổ bể, không ngờ bán nhà xong con trai cho đến một nơi… vừa nhìn 2 vợ chồng đã bật khóc vì hạnh phúc…

0

Không hiểu nổi, tại sao anh tôi lại ra nông nỗi này?

Khi anh tôi học xong cấp 3, bố mẹ không có tiền để anh ấy học lên cao. Anh tôi không cam chịu cuộc sống làm ruộng, cả đời thiếu trước hụt sau nên đã ra phố lập nghiệp.

Những năm đầu, anh làm đủ mọi nghề để kiếm sống, sau đó bén duyên với nghề xây dựng và phất lên từ đó. Lúc đầu anh chỉ là một người thợ xây, sau đó tự nhận công trình và trở thành chủ thầu.

Từ tay trắng anh tôi mua nhà thành phố, rồi có xe hơi, vợ đẹp, con ngoan ngoãn giỏi giang. Mỗi khi anh về quê chơi là gia đình tôi nhộn nhịp hẳn lên. Anh thường mời bạn bè đến ăn uống nhiều ngày liền, tuy bố mẹ vất vả chút nhưng lại rất vui.

Mấy năm nay, anh tôi làm ăn tốt, nghe nói mỗi tháng kiếm được 100 triệu. Thế nên năm vừa rồi, anh chi cho bố mẹ hơn 1 tỷ xây nhà. Có tiền bố tôi đập bỏ nhà cũ và xây mới ở giữa mảnh đất 2000m2.

Lúc trước không bao giờ bố tôi động vào cái chổi, vậy mà từ ngày có nhà mới, ông lau chùi quét dọn suốt ngày. Thấy nhà có một vết vẩn, ông cũng lấy cây chổi lau cả nhà. Xung quanh, bố trang trí nhiều cây cảnh khiến ngôi nhà càng thêm đẹp hơn.

Cứ nghĩ tuổi già của bố mẹ sẽ được sống bình yên trong ngôi nhà mới, nào ngờ biến cố xảy đến với gia đình tôi.

Anh tôi kiếm 100 triệu/tháng, vậy mà ngày bố mẹ xây nhà xong, người ta đến yêu cầu bán nhà trả nợ cho anh ấy - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tuần vừa rồi, có vài người đàn ông tay chân đầy hình xăm trổ đến yêu cầu bố mẹ tôi bán nhà trả nợ cho anh trai tôi. Bố tôi cho là họ đến nhầm nhà, bởi anh tôi không thiếu tiền, việc gì phải đi vay người ta.

Mấy người đó đưa hợp đồng vay nợ và có chữ ký của anh tôi. Sau đó bố gọi điện cho anh tôi để xác nhận thực hư nhưng ngoài vùng phủ sóng. Bố gọi cho chị dâu tôi thì mới hay tin mấy năm nay, anh tôi ôm nhiều công trình, làm xong người ta trì hoãn trả nợ.

Hàng tháng anh vẫn phải trả tiền cho thợ để họ làm, trong nhà không có tiền, anh tôi buộc phải vay bên ngoài với lãi suất cao để trả lương công nhân. Hiện tại, không có tiền trả cho công nhân, họ đã nghỉ hết, người nợ anh thì không đòi được, còn người anh nợ họ ép anh trả. Bí bách quá nên anh tôi bỏ nhà đi đâu cũng không biết nữa, còn chị dâu và các cháu phải qua nhà bạn tá túc vì nhà đã bị chủ nợ tịch thu.

Khi hiểu rõ mọi chuyện, bố tôi hẹn với mấy người lạ là tuần tới sẽ lo tiền trả nợ. Những vị khách đi rồi, bố tôi ngồi sụp xuống ghế và than thở câu:

“Thế là mất tất cả rồi”.

Sau ngày những người chủ nợ đến tận nhà, bố mẹ tôi gần như không ăn không ngủ, nỗi lo lắng đè nặng lên vai. Dù đau đớn khi phải bán đi ngôi nhà mà anh trai tôi đã dành cả tâm huyết để xây cho bố mẹ, nhưng bố vẫn quyết định tìm cách lo đủ tiền để trả nợ cho anh trai.

Bố mẹ tôi không còn sự lựa chọn nào khác. Bố gọi chúng tôi, những người con còn lại, về để bàn bạc. Anh chị em chúng tôi, dù không giàu có gì, mỗi người cũng góp được một chút, nhưng con số đó chẳng thấm vào đâu so với khoản nợ khổng lồ mà anh trai gánh.

Cuối cùng, bố quyết định bán ngôi nhà mới xây và một phần đất ruộng còn lại để gom tiền trả nợ. Đó là quyết định đau đớn nhất trong cuộc đời ông. Ngày căn nhà được sang tên, bố lặng lẽ đứng trong sân nhìn lần cuối, đôi mắt đỏ hoe nhưng cố nén nước mắt.

“Căn nhà này là mồ hôi nước mắt của anh con, giờ bán đi, bố mẹ chẳng còn gì để giữ kỷ niệm. Nhưng dù sao, bố mẹ cũng phải làm vậy, vì anh con còn sống là còn hy vọng,” bố nói, giọng nghẹn ngào.

Người mua nhà tỏ ra thông cảm, đồng ý cho gia đình tôi thời gian dọn đồ đạc. Ngày chuyển đi, bố mẹ chỉ mang theo những vật dụng cần thiết và vài món đồ kỷ niệm. Hình ảnh bố ngồi trên chiếc xe tải chở đồ, ánh mắt lặng thinh nhìn ngôi nhà khuất xa dần, khiến tôi không cầm được nước mắt.

Sau khi bán nhà và trả hết nợ, gia đình tôi cũng không còn liên lạc được với anh trai. Anh em chúng tôi đã tìm mọi cách để dò hỏi tin tức, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Căn nhà của bố mẹ giờ chỉ là ký ức, cả gia đình phải tạm thời ở nhờ nhà một người bà con xa.

Thế rồi, một buổi sáng, điện thoại của tôi đổ chuông. Một số lạ gọi đến. Đầu dây bên kia là giọng một người đàn ông trầm khàn, nghe hơi quen quen.

“Là anh đây,” giọng anh trai tôi cất lên.

Tôi sững sờ, nín thở lắng nghe. Anh nói rất ngắn gọn: “Anh muốn gặp cả nhà. Anh đã sắp xếp một nơi, em bảo bố mẹ và mọi người chuẩn bị đi cùng anh nhé.”

Cả nhà tôi vội vã chuẩn bị lên đường. Không ai biết anh tôi đang ở đâu và định đưa chúng tôi đi đâu. Bố mẹ tôi, dù trong lòng vừa mừng vừa lo, vẫn không ngừng cầu mong rằng anh tôi đã tìm được hướng đi mới.

Sau gần ba tiếng di chuyển, chiếc xe dừng lại trước một ngôi nhà lớn ở ngoại ô. Đó là một căn nhà hai tầng, được xây dựng khang trang nhưng mang phong cách giản dị, ấm cúng. Cả gia đình tôi đều bàng hoàng.

Anh tôi từ trong nhà bước ra, trông anh gầy hơn trước rất nhiều, nhưng nụ cười trên môi anh vẫn vững vàng như ngày nào. Anh chạy đến ôm chầm lấy bố mẹ, không kìm được mà bật khóc.

“Con xin lỗi bố mẹ, con đã khiến mọi người phải khổ vì con,” anh nghẹn ngào nói.

Cả nhà tôi theo anh vào trong. Không ai ngờ, đây là ngôi nhà anh đã dành dụm mua từ trước khi khó khăn xảy đến. Anh kể rằng, khi công việc của anh gặp khó khăn, anh đã phải bán hết tài sản cũ để trả nợ, nhưng anh vẫn quyết giữ lại căn nhà này để làm nơi bắt đầu lại cuộc đời.

“Con biết mình đã làm sai nhiều điều, nhưng đây là nơi con muốn bố mẹ và cả nhà mình ở. Con sẽ bắt đầu lại từ đầu, và con hứa sẽ không để gia đình mình phải khổ thêm lần nào nữa.”

Bố mẹ tôi ôm lấy anh, nước mắt trào ra vì xúc động. Hóa ra, những gì anh làm không phải là chạy trốn, mà là tìm cách giữ lại chút gì đó cho gia đình trong lúc khó khăn nhất.

Bán căn hộ chung cư được 4 tỷ, vợ chồng tôi chưa kịp mừng thì đã một cuộc điện thoại từ bố mẹ chồng, bà đến tận nhà chỉ tay thẳng mặt đẩy chúng tôi đến cảnh sắp l:y h:;ôn, đúng lúc này mẹ đẻ tôi cũng đến, đáp trả thẳng một câu khiến cả nhà chồng ca:;y c:ú, đọc tiếp tại bình luận

0

Khi bán được căn chung cư với giá cao, tôi mừng lắm, cứ nghĩ đã đến lúc mình báo hiếu được bố mẹ rồi.

7 năm trước, bố mẹ thấy tôi đi làm xa vất vả, ngày nào cũng lái xe quãng đường hơn 70km cả đi lẫn về nên xót xa. Ông bà bàn với tôi chuyện mua nhà ở thành phố, gần công ty tôi làm càng tốt. Chồng tôi hưởng ứng ngay. Anh nói mình còn 100 triệu tiền tiết kiệm, nếu mua nhà thì anh sẽ đưa hết cho tôi. Nhưng giá nhà ở thành phố khá cao nên chúng tôi quyết định mua chung cư với giá 2 tỷ. Vợ chồng tôi xoay xở, mượn khắp nơi, vay ngân hàng được 500 triệu. Chúng tôi về nhà chồng, hỏi xin bố mẹ chồng một mảnh đất để bán đi, lấy tiền mua chung cư thì ông bà dứt khoát không cho. Ông bà còn nói thẳng rằng đất đai sẽ để dành cho anh cả thôi, vợ chồng tôi không thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng ông bà thì nhận đất để làm gì? Thậm chí khi tôi nói muốn mượn tiền hoặc vàng, bố mẹ chồng cũng không có để cho. Hôm đó, tôi khóc suốt quãng đường về vì uất ức và tủi thân.

Bố mẹ tôi đã bán hết 2/3 đất ruộng và lúa non lúa già, bán luôn 8 con bò để gom đủ tiền cho tôi mua nhà. Lúc cầm số tiền mà bố mẹ bán bò bán đất, tôi rơi nước mắt, tự hứa rằng sau này sẽ chăm sóc ông bà, sẽ báo hiếu ông bà thật tốt.

Mua nhà xong, vợ chồng tôi vừa đi làm vừa trả nợ ngân hàng. Tôi lại mang thai và sinh đôi 2 đứa con nên kinh tế không dư dả, có tháng còn túng thiếu, xoay chỗ này đắp chỗ kia. Tôi chưa thực hiện được lời hứa của mình là sẽ chăm sóc bố mẹ, ngược lại còn thường về quê xin ông bà gạo muối, rau dưa.

Giữa năm nay, công việc của chồng tôi gặp khó khăn. Anh ấy buồn chán bảo tôi bán nhà đi, chuyển về quê sống cho thoải mái. Anh sẽ mở một xưởng cơ khí nhỏ, nhận sữa chữa, làm đồ sắt hay làm mái vòm cho người ta, kết hợp với trồng cây nuôi gà, chắc cũng đủ sống. Tôi buôn bán lặt vặt thêm kiếm tiền chợ búa, vậy là bình yên rồi. Tôi đắn đo lắm, cuộc sống ở thành phố bon chen, xô bồ quá, tôi cũng thấm mệt rồi.

Bán căn hộ chung cư được 4 tỷ, vợ chồng tôi chưa kịp mừng thì một cuộc điện thoại đẩy chúng tôi đến cảnh sắp ly hôn- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nhân lúc chung cư đang tăng giá, chúng tôi quyết định bán căn hộ và được trả 4 tỷ đồng. Tôi mừng rỡ vô cùng vì cuối cùng mình cũng có cơ hội để báo hiếu bố mẹ. Tôi dự định sẽ đưa cho bố mẹ 1,5 tỷ. Trong đó có 1 tỷ bố mẹ đã cho lúc chúng tôi mua nhà và 500 triệu tôi biếu ông bà dưỡng già. 2 tỷ còn lại thì tôi mua mảnh đất, có sẵn nhà cấp 4 ở quê. Phần tiền còn dư thì mở xưởng cho chồng. Ban đầu, chồng tôi cũng đồng ý với cách chia này.

Nhưng tối qua, anh ấy nhận điện thoại của bố mẹ chồng. Họ nói gì lâu lắm. Một lát sau, anh bảo tôi gửi cho bố mẹ mình 1 tỷ, bố mẹ vợ 500 triệu, còn lại là của vợ chồng. Tôi sững người và phản đối ngay. Chồng tôi nói dù sao bố mẹ anh cũng phải có phần vì đây là nhà chung, khi mua nhà anh cũng bỏ vào 100 triệu. Giờ bán nhà thì phải chia phần cho bố mẹ anh, điều đó là hợp lí. Hồi trước bố mẹ tôi cho 1 tỷ thì giờ trả lại đúng 1 tỷ, ông bà có tiêu đến tiền đâu, có 1 tỷ dưỡng già là được. Bố mẹ anh đã lớn tuổi, cũng cần tiền dưỡng già, không cho được 1 tỷ thì phải 500 triệu.

Vợ chồng tôi cãi nhau gay gắt, đỉnh điểm là chồng tôi đòi ly hôn để được chia đôi số tiền bán nhà nếu tôi không làm theo ý anh.

Tôi tức nhà chồng 1, tức chồng tới 10. Anh đúng là không hiểu lý lẽ, thiên vị nhà cha mẹ ruột mà coi nhẹ sự hi sinh của bố mẹ vợ. Tôi nên làm sao để chồng từ bỏ ý định chia tiền cho bố mẹ chồng?

Lấy chồng cách nhà hơn 100km, cưới 5 năm nhưng chưa lần nào tôi được về ăn Tết ở nhà. Nhưng chỉ sau đám giỗ của bố chồng, mẹ bỗng “đuổi” tôi về ngoại không lý do, chỉ tới khi tôi nghe lén được cuộc nói chuyện của bà với chồng mới vỡ lẽ, oà khóc… mẹ ơi …

0

Một bài viết trên diễn đàn kín với tiêu đề: “Năm nay mẹ chồng ‘đuổi’ chúng tôi về ngoại ăn Tết” thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Câu chuyện mâm cơm ngày giỗ bố và hành động bất ngờ của mẹ chồng khiến nàng dâu nào đọc xong cũng nghẹn ngào

Có những mẩu chuyện được chia sẻ hàng ngày trên MXH khiến chúng ta đọc lướt qua cũng phải suy ngẫm.

Một bài viết trên diễn đàn kín với tiêu đề: “Năm nay mẹ chồng ‘đuổi’ chúng tôi về ngoại ăn Tết” thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Nàng dâu kể: “Tết với mọi nhà thường là niềm vui còn với nhà chồng mình chỉ gợi nhắc nhiều nỗi buồn vì bố chồng mình mất đúng dịp cận Tết. Ông mất vì đột quỵ. Nhiều khi thấy cả một con người bằng xương bằng thịt mà như ngọn đèn trước gió vậy, có thể vụt sáng và tắt lịm bất cứ lúc nào. Năm nay là giỗ đầu bố chồng mình, niềm đau cũng chưa hẳn đã nguôi ngoai nhưng mọi người đều phải học cách chấp nhận và đối mặt.

Câu chuyện mâm cơm ngày giỗ bố và hành động bất ngờ của mẹ chồng khiến nàng dâu nào đọc xong cũng nghẹn ngào - Ảnh 2.

Bài đăng của nàng dâu

Mình lấy chồng cách nhà hơn 100km, cưới 5 năm nhưng cũng chưa có năm nào mình ăn Tết nhà ngoại. Thường thì sớm nhất cũng phải mùng 2 mới về được. Mẹ chồng mình không phải người gây khó dễ gì cho con dâu nhưng bà thuộc thế hệ trước, mọi lễ tiết đều phải đầy đủ trong khuôn khổ. Thời bà làm dâu cũng vất vả, thiệt thòi nhiều nên những ngày lễ Tết thế này mình thương bà nhiều hơn.

Hôm vừa rồi cúng giỗ bố xong mẹ chồng mình gọi cả nhà lại nói chuyện. Bà sụt sùi nước mắt tâm sự “Các con ạ, bố mất rồi mẹ mới ngẫm ra nhiều thứ. Đời người nói dài thì dài thật nhưng không ai nói trước được tương lai. Như bố con, một người khỏe mạnh bình thường ra đi trong vài phút ngắn ngủi, sự sống với cái chết mong manh quá. Nên bây giờ làm được gì cho nhau thì hãy cố gắng, yêu thương quan tâm nhau nhiều hơn để một ngày có ra sao cũng không còn gì ân hận”.

Nói xong mẹ nhìn về phía vợ chồng mình rồi đề nghị: ‘Mẹ quyết định rồi, năm nay vợ chồng con về ngoại mà ăn Tết. Ông bà bên ấy dạo này cũng hay đau ốm, các con về cho ông bà mừng. Chẳng có liều thuốc bổ nào tốt bằng tình cảm gia đình các con ạ. Mẹ ở đây có anh chị đi lại rồi, không sợ mẹ buồn đâu. Về sớm đi, mùng 4 hãy lên đây cũng được”.

Nghe xong mình ngạc nhiên và cảm động lắm. Bình thường bà rất sợ ở một mình mà nay bà lại đề xuất như thế. Mình vội từ chối thì mẹ chồng trêu con dâu: ‘Tết năm nay là tôi đuổi về ngoại đấy. Không phải mua cái gì cho tôi đâu, ăn lắm béo quá lại phải tập thể dục’. Mọi người cười còn mình chẳng hiểu sao lại khóc, mình thật sự xúc động với sự tâm lý của mẹ chồng. Mọi năm ước ao được về ngoại ăn Tết lắm mà kể từ khi ông mất mình nghĩ chẳng bao giờ có cơ hội ấy nữa mà không ngờ…”.

Nhiều cư dân mạng “xin vía” cô vợ trên. Tài khoản M.N.K bình luận: “Bà tình cảm quá, thường nhà mất người thân như thế các bà sợ cô đơn sợ một mình càng giữ con cái hơn mà mẹ chị tâm lý thật”.

Câu chuyện mâm cơm ngày giỗ bố và hành động bất ngờ của mẹ chồng khiến nàng dâu nào đọc xong cũng nghẹn ngào - Ảnh 3.

Tài khoản B.L chia sẻ: “Nhà mình cách nhà chồng có 10km mà đến tận mùng 3 mới được về đây. Cũng tùy quan điểm từng nhà thôi. Có mẹ chồng thế kia thì con dâu nào chả hiếu thảo tận tâm”.

Xưa nay mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu vốn được cho là rất nhiều vấn đề khó dung hòa. Một bàn tay không tạo được nên tiếng vỗ nên tình cảm mẹ chồng – nàng dâu đi lên hay đi xuống phụ thuộc cả vào thái độ, sự vun vén của cả hai người.

Sẽ có những mất mát, những nỗi đau lớn mà khi trải qua người ta mới biết trân quý những gì mình đang có. Họ lắng lại, suy nghĩ và học cách yêu thương, quan tâm nhau nhiều hơn.

Thực chất việc ăn Tết ở đâu với phụ nữ không quá quan trọng nếu họ được vui vẻ, hạnh phúc, được yêu thương, san sẻ mọi công việc. Các ông chồng cũng vậy, đừng để vợ mình phải đấu tranh, vật vã đòi một thứ quyền lợi mà họ xứng đáng được hưởng. Cách cư xử đúng mực của một người chồng cũng góp phần rất lớn giúp mối quan hệ mẹ chồng con dâu thêm tình cảm, khăng khít.

5 nhóm người có thể không được lái xe máy từ năm 2025 …

0

Theo dự thảo thông tư, từ năm 2025, người mắc các bệnh lý/tình trạng sức khỏe không ổn định sẽ không được lái xe máy, ví như thị lực nhìn xa của cả hai mắt dưới 4/10, kể cả khi đã đeo kính điều chỉnh

Cụ thể, dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Từ năm 2025, theo Thông tư mới của Bộ Y tế, sẽ có một số nhóm người sẽ không đủ điều kiện để lái xe máy.
Từ năm 2025, những người có thị lực dưới 4/10 có thể không được lái xe máy (Ảnh minh họa: Trần Huyền).

Việc áp dụng các tiêu chuẩn sức khỏe mới này được kỳ vọng sẽ giúp giảm thiểu số lượng tai nạn giao thông do người lái xe không đủ điều kiện sức khỏe gây ra.

Tuy nhiên, nó cũng đặt ra thách thức cho những người phải đối mặt với các hạn chế này, đặc biệt là những người phụ thuộc vào xe máy làm phương tiện di chuyển hàng ngày.

Theo dự thảo Thông tư này, những người lái xe hạng A1 (xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125cm³ hoặc động cơ điện đến 11kW) và hạng B1 (xe mô tô ba bánh) sẽ phải đáp ứng đủ các điều kiện sức khỏe mới để có thể tiếp tục điều khiển phương tiện của mình.

 

 

Nhóm về tâm thần gồm: Những người đang mắc rối loạn tâm thần cấp; Những người bị rối loạn tâm thần mãn tính mà không thể tự điều khiển hành vi.

Nhóm về thần kinh gồm: Những người bị liệt vận động từ hai chi trở lên.

Nhóm về mắt gồm: Thị lực nhìn xa của cả hai mắt dưới 4/10, kể cả khi đã đeo kính điều chỉnh; Trường hợp chỉ còn một mắt, thị lực cũng phải từ 4/10 trở lên sau khi đã đeo kính điều chỉnh.

Những người mắc chứng rối loạn khả năng nhận biết ba màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.

Nhóm về cơ – xương – khớp: Người bị cụt hoặc mất chức năng một bàn tay hoặc một bàn chân và chân hoặc tay còn lại cũng không toàn vẹn.

Nhóm về sử dụng chất kích thích: Những người sử dụng các chất ma túy; Người sử dụng rượu bia với nồng độ vượt quá giới hạn cho phép.

Bộ Y tế hiện đang tiếp tục lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan liên quan và công chúng trước khi thông tư chính thức được ban hành.

Những quy định này không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ tính mạng người tham gia giao thông mà còn là lời cảnh báo về việc chăm sóc sức khỏe bản thân để đảm bảo đủ điều kiện lái xe an toàn.