Home Blog Page 461

Giông lốc 30 phút 229 cây xanh gãy đổ 7 người thương vong

0

Trận dông lốc xảy ra chiều nay (6-9) tại thành phố Hà Nội đã làm 1 người chết, 6 người bị thương, 155 cây xanh gãy đổ, hư hỏng nhiều ô tô, xe máy.

cay-do.jpg
Trận dông lốc chiều nay làm nhiều cây xanh gãy đổ làm thiệt hại về người và tài sản. Ảnh HNM

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội cho biết, trận dông lốc xảy ra chiều nay làm gãy đổ 155 cây xanh gây thiệt hại về người và tài sản tại khu vực nội thành.

Cụ thể, tại quận Hoàng Mai có 8 cây xanh gãy đổ làm 1 người chết, 1 người bị thương. Tại quận Hoàn Kiếm có 2 cây xanh gãy đổ làm 3 người bị thương. Tại quận Hai Bà Trưng có 3 cây gãy đổ làm 2 người bị thương, 1 xe máy bị hư hỏng. Tại quận Hà Đông có 2 cây gãy đổ làm hư hỏng 1 ô tô 4 chỗ, 1 ô tô khách.

Ngoài ra, quận Cầu Giấy gãy đổ 13 cây xanh, Thanh Xuân 12 cây, Đống Đa 10 cây, Long Biên 10 cây, Thanh Trì 3 cây, Nam Từ Liêm 2 cây…

Hiện, các địa phương và công ty cây xanh đang tập trung giải tỏa cây gãy đổ, thông tuyến giao thông.

Để giảm tổn thất do các loại hình thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đề nghị các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm các công điện, văn bản chỉ đạo của trung ương và thành phố; tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai; tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão; báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố theo quy định.

Chiều 6-9, ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu có mưa lớn kèm gió mạnh. Dù chỉ xảy ra trong thời gian ngắn nhưng trên nhiều tuyến phố, hàng loạt cây xanh đã bật gốc.

hang-ca.jpeg
Cây xanh lớn bật gốc tại phố Hàng Cá (quận Hoàn Kiếm). Ảnh: Hoàng Nguyễn
hang-ca(1).jpeg
Đáng chú ý, cây đổ trên phố Hàng Cá kéo theo một ngôi nhà bị đổ sập. Theo tin ban đầu, đã có 2 người bị thương được đưa đi cấp cứu. Ảnh: VTV 24.
cay-do-1.jpeg
Cây đổ cản trở phương tiện lưu thông trên phố Ngọc Lâm (quận Long Biên): Ảnh: Xuân Tùng
le-van-huu.jpeg
Cây bật gốc vắt ngang trên phố Lê Văn Hưu (quận Hoàn Kiếm). Ảnh: Chu Dũng
linh-dam.jpeg
Cây xanh đổ ở Linh Đàm (quận Hoàng Mai), đè trúng một phương tiện đang lưu thông qua. Ảnh: Chu Dũng
linh-dam-o-to.jpeg
Một cây cổ thụ khác tại khu vực Linh Đàm đè bẹp ô tô đỗ phía dưới. Ảnh: Đức Tuấn.
le-trong-tan.jpeg
Tương tự, một phương tiện khác bị cây đè trúng tại đường Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân). Ảnh: Hạnh Tùng.
cha-ca.jpeg
Người dân cùng lực lượng chức năng khẩn trương thu dọn hiện trường cây đổ trên các tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Chu Dũng
csgt.jpeg

Công an Yên Bái lên tiếng về việc nam sinh Olympia. Hết đường ra nước ngoài

0

Theo chuyên gia tâm lý, sự việc học sinh trường chuyên ở Yên Bái từng dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia có những phát ngôn gây ồn ào vừa qua là điều đáng tiếc và cần giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh từ sớm, khơi dậy được đam mê, hoài bão và có khát vọng cống hiến.

Đêm 1/9, Chu Ngọc Quang Vinh – học sinh lớp 12 Anh, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái), người từng giành  vòng nguyệt quế  tại cuộc thi tuần 3, tháng 1, quý I Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 có những phát ngôn gây sốc cho nhiều người.

Nam sinh này đăng tải lên mạng xã hội 4 đoạn nội dung thể hiện quan điểm cá nhân thiếu chuẩn mực, trong đó  phủ nhận những gì  đã được thầy cô dạy ở trường là không đúng hay mục đích của việc “ôn thi Olympia là để sống ở nước ngoài”, việc học lịch sử không theo ý muốn của bản thân…

Những dòng trạng thái của Quang Vinh lập tức gây sự phẫn nộ cho cộng đồng mạng, nhất là người trẻ. Nhiều người đặt ra câu hỏi về nhận thức chính trị, tư tưởng của một học sinh giỏi, học trường chuyên.

Chuyên gia tâm lý nói về việc học sinh trường chuyên phát ngôn gây sốc ảnh 1

Quang Vinh – học sinh lớp 12 Anh, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái), người từng giành vòng nguyệt quế tại cuộc thi tuần 3, tháng 1, quý I Đường lên đỉnh Olympia năm 2024.

Ngay sau đó, Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái đã có báo cáo UBND tỉnh về việc nam sinh trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành có phát ngôn chưa phù hợp trên mạng xã hội. Sở này đã phối hợp Công an tỉnh nắm tình hình,  xác minh sự việc  đồng thời chỉ đạo nhà trường cử cán bộ, giáo viên đến gia đình học sinh để nắm bắt thêm thông tin.

Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái cũng đã tổ chức buổi làm việc với nhà trường về sự việc, yêu cầu phối hợp chặt chẽ gia đình học sinh theo dõi, nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm lý của học sinh.

Sau khi nhận được thông tin về sự việc, Sở GD&ĐT Yên Bái đã phối hợp với công an tỉnh nắm tình hình, xác minh sự việc; chỉ đạo Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành cử cán bộ, giáo viên trực tiếp đến gia đình học sinh Vinh để nắm thêm tình hình.

Sau đó, học sinh Chu Ngọc Quang Vinh đã rút bài đăng trên mạng xã hội đồng thời có bài viết xin lỗi, trình bày lí do “nhận thức non nớt” nên phát ngôn chưa đúng.

Ngày 4/9, UBND tỉnh Yên Bái tiếp tục có công văn yêu cầu các trường học tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong học sinh, sinh viên. Trong đó cho rằng, trường hợp của nam sinh trường chuyên là “cá biệt” và khẳng định trong những năm qua, học sinh, sinh viên có đạo đức tốt, tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

“Nhiều người trẻ  cắm cúi học nhưng không hiểu  được bản chất của việc học để làm gì cũng như không vận dụng được kiến thức đó vào cuộc sống, rút ra được giá trị sống. Lớn lao hơn là từ được học tập, được trải nghiệm các em có hoài bão, khát vọng cống hiến cho cộng đồng, xã hội”, chuyên gia tâm lý Nguyễn Đình Sơn.

UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các nhà trường tăng cường vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tư vấn tâm lý, cán bộ Đoàn, Hội, Đội, giáo viên các bộ môn. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư vấn học đường; nắm bắt kịp thời và trợ giúp, tư vấn tâm lý học sinh, sinh viên.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thường xuyên tổ chức các diễn đàn, hoạt động đối thoại giữa cán bộ quản lý giáo dục, lãnh đạo các nhà trường, giáo viên với học sinh, sinh viên. Đồng thời yêu cầu giáo viên, học sinh, sinh viên khi sử dụng mạng xã hội thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử văn minh.

Chu Ngọc Quang Vinh bị chỉ trích vì vô ơn. (Ảnh chụp màn hình)

Thạc sĩ, chuyên gia tâm lý Nguyễn Đình Sơn, Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, trường hợp nam sinh trường chuyên ở Yên Bái có những phát ngôn không phù hợp như vừa qua là đáng tiếc.

Trên thực tế, nhiều người trẻ  cắm cúi học nhưng không hiểu  được bản chất của việc học để làm gì cũng như không vận dụng được kiến thức đó vào cuộc sống, rút ra được giá trị sống. Lớn lao hơn là từ được học tập, được trải nghiệm các em có hoài bão, khát vọng cống hiến cho cộng đồng, xã hội.

Theo ông Sơn, với trường hợp phát ngôn của nam sinh trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) vừa qua có thể xuất phát từ 3 nguyên nhân gồm: tâm lí cá nhân, môi trường giáo dục và ảnh hưởng của thông tin rác, độc hại ở mạng xã hội.

“ Học sinh trường chuyên  đương nhiên là giỏi nhưng phát ngôn như vậy chứng tỏ thiếu kiến thức cuộc sống, xa rời thực tế”, ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, cần phải giáo dục cho học sinh các giá trị cốt lõi về đạo đức để các em hiểu được lễ, nghĩa cơ bản nhất, từ đó tôn trọng, biết ơn những người xung quanh từ cha mẹ có công nuôi dưỡng, thầy cô dạy dỗ. Gia đình, nhà trường dạy các em tính trung thực bởi khi biết trung thực mới dám nhận lỗi và chịu trách nhiệm.

Khi các em dám chịu trách nhiệm mới biết sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình, xã hội. Hiện nay, đâu đó trong xã hội, mỗi khi xảy ra sự việc người ta lại đổ thừa cho người khác là hành vi không đẹp, thành gương xấu cho học sinh. Việc giáo dục đạo đức, tư tưởng học sinh phải triển khai từ sớm, ngay từ bậc tiểu học để nắm bắt được thời điểm vàng, trước khi các em hình thành cá tính cá nhân.

Vụ nam sinh Olympia có phát ngôn không phù hợp: Bài đăng để hạn chế chỉ 16 người xem ảnh 2

Một giáo viên dạy trường THPT ở Hà Nội cũng cho rằng, một học sinh trường chuyên, từng được vinh danh trong Cuộc thi Olympia phần nào trở thành hình ảnh để các bạn đồng trang lứa, học sinh lớp dưới ngưỡng mộ. Điều đáng tiếc là do nhận thức non nớt, chưa có va vấp, hiểu được giá trị sống nên phát ngôn chưa đúng chuẩn mực.

“Trong sự việc này, đáng trách đầu tiên là bản thân học sinh nhưng gia đình, nhà trường cũng cần xem lại cách giáo dục tư tưởng, đạo đức nói chung. Chương trình học đã đưa môn Giáo dục công dân vào từ lớp 1, kiến thức pháp luật vào từ THPT nhưng có lẽ đâu đó vẫn chưa thấm, ngấm vào học sinh”, giáo viên này nói.

Là thằng đàn ông, đừng hɑm mê c.á đ.ộ, c.ờ bạ.C… ɾồi làm khổ vợ cᴏn 🥹

0

Phát hiện người mẹ có ý định ôm cᴏn nhảy cầᴜ t.ự t;ử, ɑnh Giɑng đã nhờ người đi đường hỗ tɾợ cùng mình căn ngăn người mẹ tɾẻ, nhưng không ɑi dừng lại…

Hôm 14/11, câᴜ chᴜyện về người mẹ tɾẻ ôm cᴏn nhỏ đɑng có ý định nhảy cầᴜ Chương Dương tự tử được CSGT và người dân cứᴜ kịp thời đã thᴜ hút ѕự qᴜɑn Tâm củɑ dư lᴜận.

Sɑᴜ khi ѕự việc lɑn tỏɑ, ɑnh Giɑng – một nhân chứng, cũng là người tɾực tiếp đứng ɾɑ khᴜyên nhủ và cứᴜ hɑi mẹ cᴏn tɾên cầᴜ Chương Dương bất ngờ xᴜất hiện và nói ɾằng câᴜ chᴜyện hᴏàn tᴏàn khᴀ́ᴄ.

Theᴏ ɑnh Giɑng, lúc xảy ɾɑ ѕự việc, ɑnh và một cậᴜ thɑnh niên đi xe Dɾeɑm có mặt tɾực tiếp ở đó. Chính ɑnh là người đã nhấc người mẹ lên xe đưɑ về phíɑ chân cầᴜ.

“Qᴜả thật tôi thấy nhiềᴜ người đi đường ɾất vô cảm. Tôi có đứng ɾɑ vẫy xe và nói cô ấy có ý định tự tử, cần nhờ xe để giúp đỡ nhưng không một ɑi dừng lại”, ɑnh Giɑng (hiện ѕốnց ở Hà Nội) chᴏ biết.

Hình ảnh người mẹ tɾẻ được ɑnh Giɑng khᴜyên nhủ từ bỏ ý định tự tử tɾên cầᴜ Chương Dương. Ảnh: NVCC.
Chiɑ ѕẻ về hành động củɑ mình, ɑnh Giɑng nói: “Cᴀ́ᴄh đây 2 hɑy 3 năm gì đó, cũng đúng ở khᴜ vực này, tôi và 2 người nữɑ cũng đã từng giữ lại mạng ѕốnց chᴏ một người Ƥhụ nữ định qᴜyên ѕinh lúc nửɑ đêm. Vì thế, khi thấy tình hᴜống củɑ hɑi mẹ cᴏn hôm qᴜɑ, tôi biết ѕẽ có chᴜyện chẳng lành, nếᴜ mình không dừng lại, không cɑn ngăn và qᴜyết đᴏán thì ѕẽ không kịp”.

Cảnh ѕát giɑᴏ thông đưɑ hɑi vợ chồng tɾẻ về ᴄông ɑn phường Bồ Đề để giải qᴜyết ѕự việc.

Đối với câᴜ chᴜyện người dân và cᴀ́ᴄ chiến ѕĩ CSGT cùng ɾɑ khᴜyên nhủ người mẹ tɾẻ bỏ ý định nhảy cầᴜ, ɑnh Giɑng một lần nữɑ khẳng định: tại thời điểm hɑi mẹ cᴏn đứng tɾên cầᴜ, chưɑ có lực lượng chức năng nàᴏ kịp đến. Tôi cũng đã kêᴜ gọi nhiềᴜ người đi đường dừng lại hỗ tɾợ nhưng mọi người cũng vô cảm lướt đi mà không dừng lại.

Theᴏ ɑnh Giɑng, tɾᴏng tình thế không có người đi đường cùng mình hỗ tɾợ đưɑ hɑi mẹ cᴏn vàᴏ chân cầᴜ, tɾực tiếp ɑnh có gọi 113 báᴏ vị tɾí và tình tɾạng cụ thể. Sɑᴜ khᴏảng 15 phút không thấy ɑi, đúng lúc đó, một thɑnh niên đi xe Dɾeɑm dừng lại, ɑnh Giɑng đã bốc cả 2 mẹ cᴏn lên xe, chở vàᴏ bóng cây ở đầᴜ cầᴜ. Khi vàᴏ đến đầᴜ cầᴜ ɑn tᴏàn, 2 phút ѕɑᴜ mới có CSGT chạy ѕɑng.

“Từ khi gặp ở ngᴏài cầᴜ đến khi bàn giɑᴏ chᴏ CSGT, hɑi mẹ cᴏn chỉ khóc, chúng tôi hỏi gì cũng không nói. 30 phút ѕɑᴜ khi bàn giɑᴏ chᴏ CSGT, tôi có nhận được cᴜộc điện thᴏại củɑ ᴄông ɑn phường Bồ Đề (Lᴏng Biên) để hỏi lại ѕự việc”, ɑnh Giɑng kể lại.

Theᴏ người đàn ông này, điềᴜ qᴜɑn tɾọng và ý nghĩɑ nhất đó là hɑi mẹ cᴏn đã ɑn tᴏàn và tɾở về đến giɑ đình. Thông qᴜɑ đó, ɑnh Giɑng cũng mᴏng mᴜốn mọi người hãy ѕẻ chiɑ, giúp đỡ những người gặp nạn và lực lượng chức năng cần phải ứng phó nhɑnh hơn nữɑ khi có ѕự việc như tɾên xảy ɾɑ.

Tɾước đó, ngày 14/11 tại cầᴜ Chương Dương dᴏ có cãi cự với chồng, chị C (SN 1992) đã ôm theᴏ cᴏn nhỏ xᴜống xe và đi ɾɑ gần giữɑ cầᴜ có ý định tử tự. Mɑy mắn, chị C đã được người đi đường cứᴜ giúp và giɑᴏ lại chᴏ cơ qᴜɑn chức năng. Chiềᴜ cùng ngày, chị C đã được chồng đến đón về tới giɑ đình ɑn tᴏàn.

Nữ MC nổi tiếng thông thạo 7 ngoại ngữ là ai?

0

MC Trần Khánh Vy nổi tiếng từ khi còn là học sinh THPT. Đặc biệt cô được cộng đồng mạng gắn biệt danh “hot girl 7 thứ tiếng”. Nổi bật với tài năng ngoại ngữ, ngoại hình xinh đẹp, giỏi giang, nàng MC “Đường lên đỉnh Olympia” đã trở thành thần tượng của nhiều người.

Cô nàng xinh đẹp, “siêu” ngoại ngữ
Trần Khánh Vy sinh năm 1999, được nhiều người gắn biệt danh “hot girl 7 thứ tiếng” sau khi clip “nhại” lại tiếng: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Italya, Việt Nam được chia sẻ trên mạng khi cô còn là học sinh trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An.
Trong đoạn clip dài 4 phút, Khánh Vy hồn nhiên trổ tài ngoại ngữ bằng cách “nhái” lại ngữ điệu của người bản địa và chọc cười người xem. Tuy nhiên, clip quay vui đùa năm ấy lại trở nên rất “hot” trên mạng xã hội.

MC Trần Khánh Vy

MC Trần Khánh Vy

Cũng từ đó, từng đường đi nước bước của cô gái xứ Nghệ này được truyền thông chú ý hơn hẳn, nhất là khi liên tiếp giành được nhiều danh hiệu và chinh phục từng nấc thang thành công trong cuộc sống. Nay cô là MC của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” của Đài Truyền hình Việt Nam.
Trong quá trình học tập tại trường THPT, Khánh Vy luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Khi trở thành sinh viên Học viện Ngoại giao, “cô gái nhà người ta” lại nổi bật với thành tích học tập, rèn luyện ấn tượng. Năm 2020, Trần Khánh Vy tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi.
Cô nàng 9X chia sẻ: “4 năm đại học, mình có những niềm vui và cả nỗi sợ âu lo nữa. Sau tất cả, mình thấy đó là quãng thời gian hạnh phúc và đầu tư có lãi nhất: Có kiến thức, tri thức, học cách sống và cách vượt qua, có thầy cô, bạn bè… và biết rằng mình là người may mắn vì gia đình ở bên và được đi học…”.

“Hot girl 7 thứ tiếng” - MC “đình đám” của VTV

Thành tích của “hot girl 7 thứ tiếng” nhận được nhiều lời khen ngợi. Trong 4 năm đại học, Khánh Vy tham gia cộng tác cho nhiều chương trình truyền hình lớn nhỏ, tổ chức các dự án, hoạt động riêng, làm vlog…
Ngay từ những năm còn ngồi trên ghế nhà trường, người đẹp xứ Nghệ từng được nhận đề cử giải VTV Awards ở hạng mục Nhân vật ấn tượng của năm 2016. Cô còn là đại diện thanh niên Việt Nam tham dự hành trình tiểu vùng sông Mê Kông lần thứ 13. Đặc biệt, với lối dẫn tự nhiên, thông minh và trẻ trung, Khánh Vy còn xuất sắc vào Top 5 hạng mục Người dẫn chương trình ấn tượng tại VTV Awards 2020…

Người “truyền lửa” đam mê
Chia sẻ về hành trình của cô gái trẻ từng bước chinh phục đam mê trở thành  MC  chuyên nghiệp, Khánh Vy cho biết, tuổi đôi mươi của cô có thể gói gọn trong những từ: Nhiệt huyết, cầu tiến và va vấp. Nhìn phong cách trẻ trung, nụ cười tươi tắn luôn thường trực trên môi, ít ai biết Khánh Vy từng trải qua va vấp trong những ngày đầu làm nghề.

“Hot girl 7 thứ tiếng” - MC “đình đám” của VTV

Nữ MC tâm sự: “Tôi làm cộng tác viên cho những chương trình tiếng Anh của Đài Truyền hình từ năm mới 17, 18 tuổi. Thời điểm ấy, tôi chẳng có kinh nghiệm gì. Đến năm 20 tuổi, tôi mới dám đối diện bằng cách xem lại những chương trình tôi đã dẫn trong giai đoạn này. Khi lên mạng đọc nhiều bình luận phê bình về kỹ năng dẫn, khả năng nói của mình, tôi mới nhận ra thì ra lâu nay mình chưa làm hài lòng khán giả vì chưa đối diện với bản thân, chưa tận tâm với công việc. Từ đó về sau, bất kể bình luận nào, tôi cũng đọc và xem lại những chương trình mình tham gia. Đó là bài học tôi rút ra được từ sự va vấp”.

“Hot girl 7 thứ tiếng” - MC “đình đám” của VTV

Nhắc đến công việc, Khánh Vy không quên cảm ơn những người đi trước đã tạo cơ hội, dìu dắt mình những ngày chập chững vào nghề. Cô chia sẻ bản thân không hài lòng khi nhìn lại mình ở tuổi 17 đầy vụng dại thế nên nếu được trao cho cơ hội dẫn dắt những bạn trẻ tuổi 17 như mình ngày ấy, cô rất sẵn lòng.
Trên mạng xã hội, thông tin về nữ MC người dẫn dắt những nhà “leo núi” được đông đảo mọi người quan tâm. Nhiều khán giả đánh giá cao Khánh Vy bởi vẻ ngoài xinh đẹp, sự tự tin trong giao tiếp. Bên cạnh đó, mọi người đều trầm trồ khi cô gái trẻ tự mua ô tô, mua nhà, mua đất tặng bố mẹ hay đặt chân đến nhiều quốc gia trên thế giới khi tuổi còn trẻ.

“Hot girl 7 thứ tiếng” - MC “đình đám” của VTV

Người đẹp chia sẻ, cô bắt đầu làm thêm từ năm lớp 3. Thời điểm đó, “hot girl” đảm nhận vai trò MC cho các chương trình thiếu nhi. Công việc này giúp cô có kinh nghiệm, biết bản thân muốn gì, có khả năng gì. Đến cấp 3, cô dành toàn bộ thời gian cho việc học. Nhờ ưu thế về ngoại ngữ và kinh nghiệm làm MC, ngay khi là sinh viên đại học, cô đã có thể kiếm được nhiều tiền.
Năm 18 tuổi, Khánh Vy giữ vai trò là MC của chương trình Thế giới nghiêng – Bản tin thời sự quốc tế ở VTC. Sau đó, cô tiếp tục cộng tác trong các chương trình dạy tiếng Anh của VTV7. Hiện tại, Khánh Vy là người dẫn chương trình chính của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” (VTV3). Cô còn tham dự nhiều sự kiện lớn của quốc tế. Ngoài ra,  Khánh Vy  còn sở hữu kênh YouTube với hàng triệu lượt đăng ký và trang fanpage hơn cả triệu người theo dõi.

Nam sinh lớp 10 không qua khỏi tại lễ khai giảng năm học mới

0

Thương quá mọi người. Nam sinh lớp 10 này đã được xác nhận là không qua khỏi, em ra đi ngay tại lễ khai giảng năm học mới vừa diễn ra ngày hôm qua. 

Thông tin đã được báo chí đăng tải rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho  mọi người cùng biết nhé!

Cụ thể, sự việc diễn ra vào 7h10 ngày 5/9, khi Trường THPT Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang tổ chức lễ khai giảng. Em N.B.H (học sinh lớp 10A5) đang tập trung cùng lớp tại vị trí tập kết chuẩn bị diễu hành trong lễ đón học sinh đầu cấp thì bất ngờ ngã quỵ xuống.

Sau đó, em N.B.H được đưa ngay vào phòng y tế của nhà trường để nhân viên y tế thực hiện hồi sức cấp cứu. Nhân viên y tế Trạm Y tế Xuân Phương cũng đã hỗ trợ và chuyển em sang trạm. Tại đây, nhân viên y tế trạm tiếp tục cấp cứu cho em trước khi chuyển đến Bệnh viện 198 – Bộ Công an.

Tuy nhiên, em N.B.H đã không qua khỏi.

hình ảnh

Trường THPT Xuân Phương nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Website nhà trường

Ông Trần Trọng Hà, Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Phương cho hay, nhà trường rất đau lòng về sự việc diễn ra với em N.B.H. “Nhà trường và chính quyền địa phương đã quan tâm, cùng gia đình lo hậu sự cho em chu toàn”, ông Hà nói.

Ông Hà cho biết, Bệnh viện 198 thông báo em N.B.H đã mất trước khi đến bệnh viện. Cơ quan công an cũng đã thực hiện công tác khám nghiệm trước khi gia đình hoàn tất việc hậu sự cho em vào sáng 6/9.

Về nguyên nhân sự ra đi đột ngột của em N.B.H, ông Hà cho hay vẫn phải đợi công bố chính thức của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, qua chia sẻ của cơ quan chuyên môn, nhiều khả năng liên quan đến nhồi máu cơ tim.

Về những ý kiến cho rằng liệu em N.B.H có bị sốc nhiệt do thời tiết nắng nóng, ông Hà cho biết, thời điểm xảy ra sự việc vào sáng sớm, trời chưa nắng to và chỗ em N.B.H cùng các bạn đứng là dưới bóng cây râm mát. “Thời điểm đó, các học sinh cũng chưa phải vận động gì, chưa diễu hành bởi chưa đến lượt lớp em”, ông Hà chia sẻ.

Ông Hà cũng khẳng định, trong clip ghi lại, trước khi em N.B.H ngã xuống, khu vực xung quanh không có xáo trộn hay va chạm vật lý nào.

Ông Hà cho biết thêm, hiện phía gia đình em N.B.H không có khiếu nại về sự việc.

hình ảnh

Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, ảnh: dSD

Mời bà con đọc thêm thông tin: Tìm hiểu về nhồi máu cơ tim, dấu hiệu và những cách xử lý lúc nguy cấp

Nhồi máu cơ tim cấp (Acute Myocardial Infarction), viết ngắn AMI là hoại tử cơ tim do tắc nghẽn động mạch vành. Các triệu chứng gồm cảm giác khó chịu ở ngực, khó hoặc không khó thở, buồn nôn và/hoặc toát mồ hôi.  Nguyên nhân nhồi máu cơ tim cấp là do mảng xơ vữa trong lòng mạch vành bị nứt hoặc vỡ, các tế bào máu gồm tiểu cầu và hồng cầu đến bám vào, tạo thành cục huyết khối gây bít tắc đột ngột lòng mạch, ngừng cấp máu nuôi cơ tim phía xa, dẫn đến cơ tim bị thiếu máu nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ đưa đến hoại tử cơ tim, gây suy tim hoặc đột tử.

Nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao gồm: nhóm nghiện hút thuốc lá; căng thẳng quá mức; gắng sức; viêm hoặc nhiễm trùng như viêm phổi, đợt cấp bệnh phổi mạn tắc nghẽn, sau chấn thương, phẫu thuật…

Cơn đau thắt xảy ra, khiến người bệnh có cảm giác đau tức, đè nặng, xoắn vặn trong lồng ngực, sau xương ức hoặc ngực trái, mức độ nặng, xảy ra khi ngồi nghỉ, kéo dài trên 15 phút, đau lan ra sau lưng, lên cổ, cằm, vai hoặc cánh tay. Trong cơn đau kèm mệt, hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi, hốt hoảng hoặc ngất xỉu, đau không giảm khi ngậm hay xịt thuốc nitrate.

Không phải ai cũng có các triệu chứng giống nhau, trong khi một số đau nhẹ, người thì đau nặng, một số khác xuất hiện dấu hiệu đầu tiên là ngưng tim đột ngột.

Một số trường hợp đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ hoặc bệnh nhân đái tháo đường có thể không có triệu chứng đau ngực, nhưng có triệu chứng tương đương là khó thở, thay đổi tri giác, ngất hoặc tụt huyết áp < 90/60 mmHg.

Về sơ cứu khẩn cấp với người bị nhồi máu cơ tim

nên đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm, nới lỏng thắt lưng, quần áo để giúp máu lưu thông dễ dàng. Gọi cấp cứu hoặc tự mình chở bệnh nhân đến bệnh viện. Ép tim ngoài lồng ngực (Hồi sinh tim phổi – CPR), tiến hành càng sớm càng tốt vì cứ mỗi 1 phút chậm trễ thì người bệnh mất đi 10% cơ hội được cứu sống. Điều trị nhồi máu cơ tim cấp có nhiều loại và theo phác đồ cụ thể của bác sĩ . Ngoài ra có thể phẫu thuật bắc cầu động mạch vành; điều trị lâu dài sau nhồi máu cơ tim cấp.. Bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cần được điều trị và chăm sóc lâu dài để tránh tái phát và biến chứng về sau.  Điều trị tích cực các bệnh đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…

Trong thời gian hồi phục sau khi xuất viện, bệnh nhân nên tránh hoạt động quá sức , mang vác vật nặng… khoảng một vài tháng, tránh hồi hộp, căng thẳng, xúc động mạnh. Bác sĩ sẽ gặp lại bệnh nhân sau vài tuần để theo dõi và tra cứu xét nghiệm thêm. Đa số bệnh nhân sẽ phải tiếp tục dùng thuốc điều trị tránh bị nhồi máu cơ tim lần nữa và những bệnh tương tự như tai biến mạch máu não.

Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia nói “đi thi chỉ vì muốn rời VN, tìm đường ra nước ngoài” đi khải giảng liền bị bạn bè…

0

Dù đã xoá bài viết và đăng đàn xin lỗi trước phát ngôn có nội dung chưa phù hợp, nhưng nam sinh này vẫn gây bức xúc cho nhiều cư dân mạng.

Sau phát ngôn gây phẫn nộ trên mạng xã hội, nam sinh Đường lên đỉnh Olympia – Chu Ngọc Quang Vinh thừa nhận những suy nghĩ của bản thân là nông cạn, xuất phát từ quan sát và trải nghiệm ít ỏi. Thông qua sự việc, Vinh cũng hiểu được thêm về tình cảm, lòng biết ơn của người Việt với lịch sử và với những người đã ngã xuống vì lý tưởng của dân tộc. Nam sinh xin nhận hoàn toàn trách nhiệm về những phát ngôn không đúng, đồng thời mong nhận được sự tha thứ của mọi người.

Dù đã lên tiếng xin lỗi, song sự việc vẫn chưa thể làm dịu đi phản ứng mạnh mẽ từ dư luận mạng xã hội, các nội dung, hình ảnh liên tục được lan truyền trên các diễn đàn.

Dư luận không chấp nhận lời xin lỗi của nam sinh Đường lên đỉnh Olympia.

Dư luận không chấp nhận lời xin lỗi của nam sinh Đường lên đỉnh Olympia.

“Khi nhân dân cả nước đang tự hào hướng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì phát ngôn, tư duy của Chu Ngọc Quang Vinh bị lên án là điều dễ hiểu và lời xin lỗi chưa được nhiều người chấp nhận cũng không có gì phải ngạc nhiên”,  tài khoản Lê Đăng Dương nêu quan điểm.

Một số tài khoản khác bày tỏ sự bức xúc:  “Lời xin lỗi ấy liệu có đến từ tâm, hay do áp lực từ cộng đồng mạng ép buộc phải nói ra?”; “Không phải ai học hành tử tế cũng ”thành người”, không phải cứ xin lỗi là đổi thành “không có gì”.

Thậm chí có người yêu cầu Vinh phải có hành động cụ thể hơn để chứng minh sự hối lỗi, như tham gia vào các hoạt động xã hội, cống hiến cho cộng đồng.

“Dẫu biết rằng đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại, biết sai, nhận lỗi để sửa là tốt, đặc biệt là những người trẻ như Chu Ngọc Quang Vinh. Thế nhưng đằng sau lời xin lỗi đó thì họ sẽ hành động như thế nào, hay đó cũng chỉ là cách để họ làm xoá bớt sự bức xúc, lên án của dư luận, cộng đồng mạng?”,  tài khoản Trần Thu Hà bình luận.

Bài học đắt giá cho giới trẻ

Lên án những phát ngôn của nam sinh Chu Ngọc Quang Vinh, thạc sĩ Phan Thế Hoài, giáo viên trường THPT Bình Hưng Hòa (TP.HCM) nhận định, dù là người trẻ, còn đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng những lời nói này rất đáng chê trách, bởi Tổ quốc, dân tộc, quê hương là thiêng liêng, không ai được quyền chối bỏ, “nếu các em muốn làm người chân chính trước tiên phải học cách sống có đạo lý, sống biết ơn”.

“Sự việc này nên dừng lại ở đây, nam sinh đã có lời xin lỗi, chúng ta hãy bao dung và tạo cơ hội cho em sửa sai. Tôi nghĩ, nếu biết ăn năn hối cải, em sẽ sống có ích và làm được nhiều điều tốt đẹp cho bản thân và xã hội”,  thầy Hoài nói.

Cô Phạm Thị Thuý, giáo viên dạy Ngữ văn tại Hà Nội đặt câu hỏi, để xảy ra sự việc đáng tiếc trên, trách nhiệm của gia đình và nhà trường nằm ở đâu, khi ở lứa tuổi vị thành niên, tư tưởng, nhận thức và tâm lý của các em chưa được ổn định.

“Sơ suất trong phát ngôn là điều dễ thông cảm, nhưng lệch chuẩn trong nhận thức là rất đáng cảnh báo. Với em Chu Ngọc Quang Vinh, cần có thời gian tìm hiểu kỹ hơn về gia đình, môi trường học tập, bạn bè xung quanh… để tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp giải quyết sự việc tích cực, giúp em ổn định tinh thần, có suy nghĩ đúng mực” , cô Thuý nói.

Nữ giáo viên đánh giá, sự việc không chỉ là bài học riêng cho Quang Vinh mà còn là lời nhắc nhở cho toàn xã hội, về việc định hướng, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn, trách nhiệm và sự tôn trọng đối với quê hương, đất nước, cũng như sử dụng các phương tiện truyền thông.

“Với những người trẻ, đặc biệt là những người có tầm ảnh hưởng nhất định như Vinh khi đã từng giành vòng nguyệt quế tại cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, việc suy nghĩ chín chắn trước khi phát ngôn, tránh gây tổn thương cho người khác và không làm ảnh hưởng đến cộng đồng là điều rất quan trọng” , cô Thuý nhấn mạnh.

Có thể là hình ảnh về 5 người, tóc mái, phòng tin tức và văn bản

Trước đó, đêm ngày 1/9, tài khoản Chu Vinh đăng tải bài viết với nội dung chưa phù hợp, gây xôn xao, bức xúc trong dư luận. Ngay sau đó, trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) báo cáo xác nhận tài khoản Chu Vinh là của học sinh Chu Ngọc Quang Vinh, lớp 12 Anh của nhà trường.

Đáng chú ý, nam sinh này từng giành vòng nguyệt quế cuộc thi tháng 1, quý I, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.

Sau khi nhận được thông tin về sự việc, Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái phối hợp với công an tỉnh nắm tình hình, xác minh sự việc; chỉ đạo trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành trực tiếp đến gia đình học sinh Vinh để nắm thêm tình hình. Nhà trường kịp thời định hướng phát ngôn học sinh đảm bảo đúng quy định, phối hợp chặt chẽ với gia đình, địa phương tiếp tục theo dõi, nắm tình hình và diễn biến tư tưởng, tâm lý của học sinh Vinh.

Chiều nay gió giật cấp 14-15 thổi bay người đi đường trong bão Yagi vào chiều 6/9. Sức gió 234km/h thì chịu sao nổi

0

Siêu bão Yagi đổ bộ lên đảo Hải Nam của Trung Quốc chiều 6/9, gây sóng to, gió lớn, thổi bay người đi đường.

Sóng lớn ở bờ biển gần đường Meilisha tại thành phố Văn Xương ngày 6/9.

Siêu bão Yagi, cơn bão số 11 vào Trung Quốc trong năm nay, đổ bộ vào bờ biển thị trấn Ông Điền, thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam lúc 16h20 hôm nay.

 

Người dân bị thổi bay trên đường do bão Nagi

Video được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy người dân bị thổi bay trên đường.

00:00
00:01
01:31

 

Chính phủ Trung Quốc đã cử tổ công tác đặc biệt đến Quảng Đông và Hải Nam để ứng phó bão lũ.

Biển quảng cáo rơi xuống đường.

Hiện mưa lớn đang xảy ra ở hầu hết các khu vực ở tỉnh Hải Nam.

Mưa xối xả tại huyện Quỳnh Hải.

Cơn bão đã mạnh lên gấp đôi kể từ khi đổ bộ vào miền bắc Philippines hồi đầu tuần và khiến 16 người thiệt mạng.

Nhiều trường học ở Hải Nam đã dừng hoạt động từ hôm qua. Hầu hết tuyến giao thông trên khắp miền nam Trung Quốc đóng cửa, nhiều chuyến bay bị hủy ở Hải Nam, Quảng Đông, Hong Kong và Macau.

Hàng rào được lập để chặn nước trước một hầm để xe ở Hải Khẩu.

Chính quyền Hải Nam đã yêu cầu người dân không rời khỏi nhà và ra lệnh đóng cửa tất cả doanh nghiệp, chợ, phương tiện giao thông công cộng, điểm tham quan du lịch, trường học. Họ đã sơ tán khoảng 400.000 người trước khi bão đổ bộ.

“Yagi có thể sẽ là cơn bão lớn nhất đổ bộ vào bờ biển phía nam Trung Quốc kể từ năm 2014, khiến công tác phòng chống lũ lụt gặp nhiều khó khăn”, Xinhua cho hay.

Đu quay rung lắc dữ dội do ảnh hưởng của bão Yagi

Đu quay rung lắc dữ dội trong gió lớn.

Người dân chật vật di chuyển trong gió to tại Văn Xương.

 

Gió mạnh trong bão Yagi ở Quảng Đông

Quảng Đông cũng chịu ảnh hưởng nặng bởi bão. Qizhao, nông dân trồng chuối ở tỉnh này, lo sợ cơn bão sẽ phá hủy “hàng tháng công sức lao động”.

Người dân sơ tán đến một trường tiểu học được biến thành nơi trú ẩn ở Văn Xương.

Đêm nay, bão dự kiến vượt qua đảo Hải Nam, đi vào vịnh Bắc Bộ và đến 1h sáng mai cách Quảng Ninh khoảng 230 km với sức gió mạnh nhất cấp 14, tức 166 km/h, giật cấp 17. Khoảng trưa mai, tâm bão đổ bộ các tỉnh Quảng Ninh – Nam Định, cường độ cấp 11-12, giật cấp 15.

Bão sau đó giữ hướng tây tây bắc, tốc độ 15-20 km/h, đi sâu vào

Diễn biến mới nhất vụ Mái ấm Hoa Hồng: Ca sĩ Duy Mạnh thẳng thừng bóc mẽ sự thật cay đắng về từ thiện

0

Trước sự việc bảo mẫu Mái ấm Hoa Hồng ngược đãi trẻ em, Duy Mạnh là nghệ sĩ hiếm hoi lên tiếng, đưa ra quan điểm ‘thô mà thật’, nhận được sự đồng tình lớn từ cư dân mạng.

Những ngày qua, vụ việc bảo mẫu Mái ấm Hoa Hồng bạo hành trẻ em, không trung thực trong vấn đề từ thiện đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ công chúng. Giữa lúc dư luận đang vô cùng phẫn nộ trước những hành vi vô nhân tính của bảo mẫu tại cơ sở này thì nam ca sĩ Duy Mạnh cũng lên tiếng thẳng thắn bóc trần sự thật về việc chủ mái ấm công khai số tài khoản cá nhân, lấy danh nghĩa giúp đỡ những đứa trẻ trong mái ấm để kêu gọi từ thiện.

Bài đăng của Duy Mạnh nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng

Cụ thể, giọng ca Kiếp Đỏ Đen viết:  “Từ thiện. Từ thiện mà cứ đưa số tài khoản cá nhân lên mà hô hào quyên góp. Chuyển tiền cho cá nhân là người xa lạ giữ hộ là điều ng* nhất. Đến anh em họ hàng trong nhà còn chả tin mà cho đứng tên sổ đỏ. Chuyển tiền cho 1 cá nhân cả vài tỷ đến vài trăm tỷ. Không đ*p mới là lạ!”.

Dưới phần bình luận, Duy Mạnh nhấn mạnh thêm:  “Đã là từ thiện là phải có 1 tổ chức hoặc hội nhóm và có cả kiểm toán kế toán, nhiều người giám sát chéo nhau. Đôi khi vẫn còn bị 1 vài cá nhân làm sai và bị thất thoát chứ gửi cho 1 cá nhân giữ tiền, nó muốn làm gì thì chỉ 1 mình nó biết. Nó muốn đ*p bao nhiêu đó là quyền của nó! 1 khi đã chuyển tiền cho 1 cá nhân giữ hộ thì các bạn chả có quyền gì mà bắt cá nhân đó sao kê minh bạch được”.  Quan điểm của Duy Mạnh tuy “thô mà thật”. Nhiều netizen Việt cũng bày tỏ sự đồng tình với nam ca sĩ gốc Hải Phòng.

Công an đang tích cực điều tra về Mái ấm Hoa Hồng

Được biết, sáng 5/9, chủ Mái ấm Hoa Hồng là bà Giáp Thị Sông Hương (50 tuổi, quê Bắc Giang, ngụ quận Gò Vấp) cùng một số bảo mẫu của cơ sở này đã bị tạm giữ để điều tra. Bên cạnh đó, công an cũng đang thu thập chứng cứ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng vì nghi vấn có hoạt động lừa đảo, trục lợi từ thiện.

Tang thương bao trùm Hà Nội, 2 người đã…. dù mới chỉ là cơn giông đầu bão

0

Chiều 6-9, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đi kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại cảng cá Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Hà Nội mưa lớn
Từ khoảng 14h45, Hà Nội bắt đầu xuất hiện dông mạnh. Hơn 15h, mưa gió bao phủ toàn bộ các quận nội thành. Trời tối sầm trong mưa gió.

Tại khu vực cầu Vĩnh Tuy (đầu Long Biên), lượng xe cộ tăng cao và bắt đầu xuất hiện tình trạng ùn tắc giao thông.

Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 3.
Mưa bắt đầu lớn

Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 4.

Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 5.

Xe cộ đi lại khó khăn

Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 6.
Mưa gió bao phủ toàn bộ các quận nội thành

Lúc 15h, trần mây thấp và dày khiến bầu trời Hà Nội tối sầm.

Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, quan trắc từ ảnh vệ tinh, số liệu định vị sét và ảnh ra đa thời tiết cho thấy mưa dông ở Hà Nội xuất phát từ mây đối lưu hình thành trên khu vực tỉnh Bắc Ninh vào trưa 6-9.

Ổ mây này có di chuyển về phía tây nam và mở rộng sang khu vực nội thành Hà Nội gây mưa rào và dông tại các quận Tây Hồ, Long Biên, Gia Lâm, sau đó mở rộng sang các quận nội thành khác của thành phố Hà Nội.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cây xanh gãy đổ la liệt, 1 người chết
Trên phố Hàng Cá (quận Hoàn Kiếm), một cây cổ thụ đổ chắn ngang đường. Chỉ huy Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an quận Hoàn Kiếm cho hay sự cố làm 1 người bị thương nhẹ do cây đổ trúng. Hiện lực lượng chức năng đang giải tỏa hiện trường để sớm cho xe cộ đi lại qua khu vực.

Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 7.

Cây xanh ngã đổ trên đường Hà Nội
Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 8.
Cây xanh ngã đổ trên đường Hà Nội
Trao đổi với  Tuổi Trẻ Online , lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) xác nhận cây đổ trong cơn dông chiều 6-9 đè trúng 2 người đi xe máy trên đường Nguyễn Hữu Thọ.

“Hai nạn nhân bất tỉnh, chúng tôi đang kiểm tra về tình trạng sức khỏe của họ”, vị này nói và cho biết sẽ thông tin cụ thể sau khi có kết luận của cơ quan y tế và công an.

16h45 chiều cùng ngày, cơ quan chức năng xác định sự cố làm 1 người chết và 1 người bị thương. Hiện cảnh sát đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường và nạn nhân bị thương đã được đưa đi cấp cứu.

Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 9.
Cây xanh ngã đè người đi đường bất tỉnh – Ảnh: VĂN LONG
Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 10.

Hiện trường cây xanh ngã đè người đi dường làm 1 người chết – Ảnh: Nguyễn Định

Giao thông hỗn loạn sau mưa lớn
Sau trận mưa dông chiều 6-9, giao thông tại nhiều tuyến đường Hà Nội hỗn loạn, ùn tắc.

Ghi nhận tại tuyến đường Trung Kính, Phạm Văn Bạch, Trần Thái Tông (Cầu Giấy) người dân nhích từng chút trên đường.

Di chuyển đoạn đường 2,7 km từ phố Yên Hòa (Cầu Giấy) để tới Đại học Quốc gia Hà Nội (Xuân Thủy, Cầu Giấy), em Nguyễn Thị Anh Thơ (19 tuổi, sinh viên) cho biết phải mất hơn 30 phút mới tới được trường vì tắc đường.

“Ùn tắc quá khủng khiếp, tắc từ khi bước ra khỏi nhà cho tới trường học” – Anh Thơ nói.

Nút giao đường Dương Đình Nghệ –  Phạm Hùng cũng xảy ra tình trạng giao thông hỗn loạn, ùn tắc nghiêm trọng trong chiều cùng ngày.

Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 11.
Nút giao Dương Đình Nghệ – Phạm Hùng ùn tắc, hỗn loạn trong chiều 6-9 sau cơn dông lớn – Ảnh: QUANG VIỄN
Tại các cây cầu qua sông Hồng cũng xảy ra ùn tắc kéo dài. Cầu Chương Dương ùn ứ hàng km theo hướng vào quận Hoàn Kiếm. Trong khi đó tại cầu Vĩnh Tuy, xe cộ xếp hàng dài chờ qua nút giao Cổ Linh ở cả 2 chiều.

Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 12.

Tại các cây cầu qua sông Hồng cũng xảy ra ùn tắc kéo dài – Ảnh: Camera giao thông

Hải Phòng đình chỉ các hoạt động giao thông vận tải đường thủy, vui chơi giải trí
Ngày 6-9, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cưu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Hải Phòng đã phát đi thông báo về việc đình chỉ các hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa, cáp treo, vui chơi giải trí trên các khu vực biển đảo, ven sông phòng chống bão Yagi.

Ban Chi huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Hải Phòng yêu cầu đình chỉ các hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa, phà sông, phà biển, tuyển cáp treo Cát Hải – Phù Long, hoạt động du lịch, vui chơi giải trí tại các khu vực biển, đảo từ 11h ngày 6-9.

Bên cạnh đó, tiếp tục khẩn trương thông báo, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển về nơi trú tránh an toàn, kiên quyết ngăn chặn, không để các tàu thuyền hoạt động trong thời gian có gió mạnh, sóng lớn.

Ghi nhận tại khu vực ven biển Đồ Sơn (Hải Phòng), người dân đã dùng tre, dây thép, bao tải cát… để chằng chống nhà cửa. Lúc 15H50, trước khi bão đổ bộ, tại khu vực biển Đồ Sơn “sóng yên, biển lặng”, trời nắng nhẹ.
Khuyến cáo người dân Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội hạn chế ra đường khi bão đổ bộ
Thông tin với báo chí tại buổi kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Quảng Ninh chiều 6-9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh đến thời điểm này có thể khẳng định rất nhiều năm rồi mới có một cơn bão mạnh đổ bộ vào miền Bắc.

“Với siêu bão Yagi thì chúng tôi đề nghị các địa phương không được chủ quan. Quan sát đến thời điểm này chúng tôi có cảm giác là tinh thần chuẩn bị, chằng chống nhà cửa, đảm bảo tài sản cho chính mình chưa được tốt lắm. Do đó, chúng tôi đề nghị từ giờ cho đến trước 21h tối nay, các địa phương tiếp tục chỉ đạo người dân cố gắng làm sao mỗi gia đình chằng chống nhà cửa, kê cao tài sản.

Đối với tuyến biển thì các địa phương hiện nay đã cấm biển. Còn trên đất liền, dự báo từ đêm nay bão đắt đầu ảnh hưởng nên chúng tôi khuyến cáo từ đêm nay người dân ở Hải Phòng, Quảng Ninh và ngày mai người dân Hà Nội không nên ra ngoài đường” – ông Hiệp nói.

Theo ông Hiệp, khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng thì có rất nhiều tàu thuyền ở các tỉnh khác vào neo đậu, đối với các cảng, khu neo đậu tàu thuyền thì chúng tôi đề nghị chính quyền địa phương cùng các cảng hướng dẫn các tàu thuyền vào neo đậu tránh trú làm sao để đảm bảo an toàn.

“Thứ hai, khu vực này cũng có gần 20.000 lồng bè nuôi trồng thủy hải sản do đó cần có biện pháp làm sao để đảm bảo an toàn và đưa toàn bộ người dân lên bờ trước 21h tối nay” – ông Hiệp nói.

Vì sao người xưa có câu ‘Năm Thìn bão lụt’? Có phải cứ năm Thìn sẽ có siêu bão?

0

 Câu nói ‘Năm Thìn bão lụt’ xuất phát từ một sự kiện có thật trong lịch sử. Một trận bão lớn ập vào khu vực Nam Bộ gây ra thiệt hại nặng nề về người và của.

Vì sao người xưa có câu “Năm Thìn bão lụt”?

Từ xưa đến nay, vùng đất Nam Bộ nói chung và Sài Gòn nói riêng vẫn được xem là nơi có khí hậu ôn hòa, ấm áp quan năm, ít khi xuất hiện bão. Do đó, người dân ở khu vực này thường không có nhiều kinh nghiệm chống bão bằng người dân ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc.

Nhắc đến “Năm Thìn bão lụt”, nhiều người sẽ nhắc tới con bão lớn diễn ra vào năm Giáp Thìn 1904 ở Nam Bộ, đặc biệt là xứ Gò Công và nhiều vùng phụ cận như Định Tường, Cần Giờ…

Cơn bão năm 1904 lớn đến mức được đưa vào những câu thơ dân gian truyền miệng của người dân Nam Bộ.

Người ta nói rằng: “Bến Thành nóc chợ cũng bay/ Đèn khí nó ngã nằm ngay cùng đường…” hay “Gặp em đây mới biết em còn/ Hồi năm Thìn bão lụt anh khóc mòn con ngươi”…

Một số bài báo thời xưa đề cập đến sự kiện

Một số bài báo thời xưa đề cập đến sự kiện “Năm Thìn bão lụt”. Bên trái là bài tường thuật về trận bão năm Giáp Thìn 1904 trên tờ Nam Kỳ Tuần báo cuối cùng ra ngày 8/6/1944. Bên phải là bài viết nhắc đến trận báo năm 1904 trên tờ giai phẩm Thần Chung xuân Nhâm Thìn 1952.

Tư liệu ghi chép về trận bão lớn này không nhiều, chủ yếu được nhắc đến trong văn học dân gian. Duy nhất chỉ có cuốn “Gò Công cảnh cũ người xưa” của cụ Việt Cúc xuất bản thập niên 1970, sau đó được NXB Trẻ tái bản vào năm 1993 có nhắc đến sự kiện này.

Theo đó, cụ Việt Cúc thuật lại cơn bão ập đến vào ngày rằm tháng 3 năm Giáp Thìn, lúc đó đang mùa khô hạn, đồng ruộng nứt nẻ. Bỗng nhiên trời nổi cơn cuồng phong. Từ 10 giờ sáng mây đen đã bao phủ khắp bầu trời. Tới hơn 5 giờ chiều: “Bỗng xoay chiều gió từ phương Đông ào ào xô gãy cây và trốc gốc, vách nhà đổ xiêu. Lá cây, lá lợp nhà tốc bay tứ tung, cây cối nằm la liệt”.

Không chỉ vậy, trận cuồn phong cần được mô tả là nhấn chìm nhiều tàu thuyền trên biển, trên sông, thiệt hại về người và của là vô cùng lớn.

Một số ghi chép cũ cho thấy, cơn bão năm Giáp Thìn 1904 ảnh hưởng đến hầu khắp các tỉnh ở khu vực Nam Bộ. Trong đó, chịu thiệt hại nặng nề nhất là Gò Công, Mỹ Tho (Tiền Giang); Tân An (Long An); Chợ Lớn, Gia Định (TP HCM) và dọc theo vùng duyên hải.

Một hải lưu cao đến 3,5 mét đã cuốn đi mất nhiều làng ở gần bờ biển.

40 năm sau trận thiên tai, bài Trận bão năm Thìn của Mỹ Xuân được đăng trên Nam Kỳ tuần báo (do Hồ Văn Trung – tức nhà văn Hồ Biểu Chánh làm chủ nhiệm) số 85, ra ngày 8/6/1944, có mô tả chi tiết về cơn bảo diễn ra vào Chủ nhật ngày 1/5/1904 trên đất Sài Gòn xưa.

Tác giả của bài báo kể rằng hôm ấy đúng ngày bầu cử hội đồng thành phố; chiều hôm trước là ngày khánh thành tuyến xe lửa Sài Gòn – Gò Vấp. Một quan chức Sài Gòn thời bấy giờ còn tuyên bố dõng dạc trong bài diễn văn của mình rằng: “Nam Kỳ vốn là Phật địa, không bao giờ có bão lụt tàn phá như các xứ thuộc địa khác. Ấy là sự bảo đảm thịnh vượng chung cho xứ sở, cho mọi người, mà cũng là một hạnh phúc riêng cho các công ty xe lửa…”.

Suốt từ buổi sáng đến trưa, Sài Gòn có mưa lâm râm. Đầu giờ chiều, gió bắt đầu thổi mạnh. Đến 15h, gió càng dữ dội. Tuy nhiên, người dân lúc đó chỉ nghĩ rằng trời nổi cơn dông chứ không ai nghĩ đến sẽ có bão lụt. Lúc này, đường xá vắng tanh vì xe ngựa, xe kéo, khách bộ hành đều cố gắng kiếm nơi trú ẩn hoặc về nhà.

Chỉ mới 16h mà trời đã tối sầm. Khi đó, điện cũng bị cắt. Các nhà hàng, quán cơm phải đốt đèn dầu hoặc đèn cầy. Tuy nhiên, gió lớn thổi không ngừng làm đèn cũng liên tục bị tắt.

Theo bài báo này, đến 17h, trận mưa dông mới “thật kịch liệt cực điểm”. Nó đốn ngã cây cối; làm tốc mái nhà; đứt dây điện, dây thép; làm cột điện và cột đèn liêu xiêu, đổ ngã; nhấn chìm tàu ghe. Mưa gió lớn cũng làm ngựa kéo xe hoảng sợ bứt dây cương để tháo chạy.

Đến 19h, các tàu lớn cũng bị sóng đẩy lên bờ nằm nghiêng ngả. Nhiều tàu thuyền bị phá hủy do sóng lớn, mưa bão.

Đến 22h, trời bớt dông nhưng mưa vẫn trút xuống không ngừng.

Người ta nói rằng cơn bão này mạnh đến mức quật ngã một đoàn tàu của tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. (Ảnh minh họa)

Người ta nói rằng cơn bão này mạnh đến mức quật ngã một đoàn tàu của tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho. (Ảnh minh họa)

Sáng hôm sau, người ta thống kê được hơn 900 gốc cây lớn nằm ngôn ngang trên các con đường của Sài Gòn. Nhà lá bay tứ tung khắp nơi.

Báo L’Opinion và Le Courrier de Saigon thời đó cũng miêu tả về trận bão này như sau: “Dọc theo đường xe lửa chạy dựa theo mé sông từ Sài Gòn vô Chợ Lớn (tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho), có một cái vòi rồng trên trời thò xuống làm đổ ngã một toa xe, giật đứt mái nhà ở đềpô xe lửa và đè nhẹp cả một cái nhà lá khác. Cách đó mươi thước, cái vòi rồng ấy hốt một người nam đem tuốt lên không trung rồi khiêng đại xuống mặt đất. Khi thiên hạ chạy đến toan cứu kẻ vô phước thì người ta thấy thân hình anh ta đã dẹp đép…”.

Lúc bấy giờ, người ta thống kê được rằng thiệt hại về của thời điểm bây giờ là khoảng 40 triệu đồng (tương đương 1000 tỷ đồng ngày nay). Trận bão lớn cũng cướp đi sinh mạng của hơn 3000 người chỉ tính riêng tại Sài Gòn.

Trận bão cũng ảnh hưởng lớn đến các tỉnh khác ở khu vực Nam Bộ. Thiệt hại nặng nề nhất phải kể đến Gò Công và khu vực lân cận. Bão khiến 60% nhà sập đổ, 5000 người thiệt mạng, 80% gia súc bị tiệt hại.

“Năm Thìn bão lụt” mang ý nghĩa khác

Trận bão năm Giáp Thìn 1904 là cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất ở Sài Gòn từng được ghi nhận. Tuy nhiên, việc khẳng định chính xác đây có phải cơn bão mạnh nhất từng đánh vào Sài Gòn hay không cần phải có các đánh giá kỹ hơn dưa trên việc phân tích hoàn lưu, tốc độ gió… Thời đó, các phương tiện dự báo còn lạc hậu nên sức tàn phá của cơn bão mới khủng khiếp như vậy.

Câu nói “Năm Thìn bão lụt” dùng để chỉ một sự kiện cụ thể, nói về trận bão diễn ra ở khu vực Nam Bộ năm 1904, không mang tính quy luật.

120 năm đã trôi qua, câu chuyện về “Năm Thìn bão lụt” đó chỉ còn trên vài tư liệu sách báo và trong văn học dân gian. Nó không chỉ còn là câu nói chỉ một sự kiện trong lực sử mà đã được hiểu theo nghĩa khác. Thành ngữ này hiện nay được dùng để chỉ những sự việc đã diễn ra qua lâu, quá xưa cũ: “Ôi, chuyện hồi năm Thìn bão lụt tới giờ…!”.