Home Blog Page 153

Chuyện giờ mới kể Ngày 8/8 tâm linh của Làng Nủ

0

Chân trời cửa biển tan hoang, thành thị nông thôn xơ xác. Dân chúng ra khỏi nhà sau bão như ra khỏi hầm trú bom thời chiến. Họ động viên nhau, gạt nước mắt và gượng dậy.

Ngày 20/9/2024, báo Dân Trí đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “10 ngày đi qua bão lũ tại miền Bắc”. Nội dung cụ thể như sau:

“Po ăm ơi”, “noọng ơi” (Bố mẹ ơi, em ơi) Tiếng đồng bào Tày khóc gọi người thân vang trên những đồi cọ của thôn Làng Nủ (Lào Cai).

Rạng sáng 10/9, nghe tiếng nổ lớn, bà Hoàng Thị Và (61 tuổi) ôm cái chân đau thập thững chạy sang nhà văn hóa thôn. Từ sân nhà văn hóa, bà chứng kiến dòng bùn đất cuộn cao hàng chục mét, dội thẳng xuống mấy chục nóc nhà hàng xóm.

“Giời ơi, cả làng cả xóm đi hết rồi, sống làm sao được”, người phụ nữ cả đời sống ở Làng Nủ gào khóc.

Bà Hoàng Thị Và (Ảnh: Ngọc Tân).

Người dân Làng Nủ nhiều năm nay trồng rừng, nuôi cá tầm, những ngày tháng đói nghèo đã lùi xa. Lũ quét, sạt lở cũng rất lâu không còn đe dọa đến thôn xóm.

“Một trận lũ về từ lâu lắm rồi, khoảng 2008. Khi đó nhà tôi còn ở chân suối, lũ bùn ngập đến 3 bậc thang nhà sàn, lúa má chết cả. Nhưng cũng không ai bị làm sao”, bà mẹ người Tày kể lại.

Sau trận lũ năm 2008, bà được nhà nước cấp cho 10 triệu đồng để dựng căn nhà mới ở khu đất cao hơn, sát nhà văn hóa thôn Làng Nủ. “Nếu hồi ấy không được di dời, vẫn ở cái nhà dưới suối kia thì cũng chết theo làng xóm rồi”, bà nói.

Sáng 11/9, bộ đội và công an hành quân vào đến thôn. Hàng trăm người lính ngâm mình dưới “bể bùn” Làng Nủ để tìm kiếm thi thể dân làng.

Bà Và mở cổng đón những người lính vào nhà, đi chặt tre làm giá phơi quân phục, đi hái rau dớn về xào cho bộ đội ăn. Căn nhà “sống sót” sau lũ quét của bà trở thành nơi trú quân cho bộ đội suốt chuỗi ngày tìm kiếm nạn nhân sau đó.

Toàn cảnh hiện trường Làng Nủ (Ảnh: Ngọc Tân).

Chương 1: Cơn cuồng nộ yagi

Ngày 3/9, cơn bão Yagi hình thành trên biển Đông, mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão) và tiến thẳng vào Bắc bộ.
Từ 6/9, người dân ven biển hối hả chằng néo nhà cửa
10h ngày 7/9, bão bắt đầu quét vào đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng.
Người dân ven biển cảm nhận được sức gió khủng khiếp.
Sức gió mạnh quật đổ hàng loạt cột điện tại Quảng Ninh
Nhiều tàu thuyền tại cảng Tuần Châu bị bão đánh chìm
Bão quần thảo từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến Hà Nội suốt một ngày, rồi tan thành áp thấp nhiệt đới vào sáng 8/9.
Thảm họa mà bão Yagi giáng xuống miền Bắc mới chỉ bắt đầu. Sau bão, mây hoàn lưu đã dội những trận mưa khủng khiếp xuống bắc bộ. Lũ dâng cao trên các sông lớn.

Chương 2: Mất mát kinh hoàng

Bão Yagi quần thảo từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến Hà Nội suốt một ngày, rồi tan thành áp thấp nhiệt đới vào sáng 8/9.

Thảm họa mà bão giáng xuống miền Bắc mới chỉ bắt đầu. Sau bão, mây hoàn lưu đã dội những trận mưa khủng khiếp xuống bắc bộ. Lũ dâng cao trên các sông lớn.

Ngày 9/9, người dân bàng hoàng trước hình ảnh cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị lũ cuốn sập, kéo theo nhiều người và xe cộ trên cầu xuống sông Hồng. Nhà chức trách xác định 3 người bị thương, 8 người mất tích.

Cũng sáng cùng ngày, một vụ sạt lở xảy ra trên quốc lộ 34 qua xã Ca Thành (Nguyên Bình, Cao Bằng) đã cuốn trôi một xe khách, 2 ô tô con và xe máy. Đến ngày 14/9, nhà chức trách thông báo 38 người chết và 15 người mất tích.

Vụ sạt lở xảy ra trên quốc lộ 34 qua xã Ca Thành (Nguyên Bình, Cao Bằng) đã cuốn trôi một xe khách, 2 ô tô con và xe máy (Ảnh: Cục CSGT).

Vụ sập cầu Phong Châu và sạt lở vùi lấp xe khách tại Cao Bằng đánh dấu bước chuyển trong cách thức tàn phá của bão Yagi. Từ chỗ khiến nhà cửa tan hoang bằng sức gió, đến lượt nước lũ và sạt lở gây ra những thảm kịch.

Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị lũ cuốn sập (Ảnh: Nguyễn Hải).

Lũ trên sông Hồng, sông Cầu, sông Lô dâng cao. Ngập lụt xuất hiện tại Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Giang… Nhiều căn nhà tại TP Thái Nguyên ngập hết tầng 1, khiến người dân hoảng loạn.

Bước sang ngày 10/9, thảm họa kinh hoàng nhất đã xảy ra tại thôn Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai). Rạng sáng, một trận lũ quét kèm theo đất đá sạt lở san phẳng một nửa thôn với 37 hộ dân và 158 nhân khẩu. Hơn 50 thi thể đã được tìm thấy trong bùn đất và nhiều người vẫn đang mất tích.

Tang thương làng Nủ (Ảnh: Hữu Khoa).

Ông Hoàng Văn Voi ngồi thu mình một góc, ánh mắt hướng ra phía dòng nước lũ vẫn đang cuồn cuộn chảy qua Làng Nủ. Trong cơn lũ dữ sáng sớm 10/9, người đàn ông vĩnh viễn mất đi vợ và cậu con trai út. Từ đó đến nay, đêm nào ngủ ông cũng mơ thấy cảnh vợ con kêu cứu mà mình bất lực không thể giúp.

Ông Voi là đời thứ 3 của dòng họ sống ở thôn Làng Nủ, tính ra cả trăm năm qua chưa có trận lũ quét nào kinh hoàng đến như vậy.

Trận lũ quét xảy ra hôm 10/9, tức 8/8 âm lịch.

Đúng 12 năm trước, vào ngày 8/8 âm lịch của năm 2008, một trận lũ quét cũng xảy ra ở Làng Nủ. Kể từ năm đó, cứ qua ngày 8/8 âm lịch, nhiều người dân ở Làng Nủ sẽ mổ gà, mổ lợn ăn mừng, cũng là cảm ơn trời đất đã không để xảy ra thiên tai.

“Ngày 8/8 âm lịch năm nay, cũng có nhà đã dự định sẽ tiếp tục truyền thống ấy, nhưng cơn lũ quét tàn ác lần này đã cuốn đi tất cả”, người đàn ông Làng Nủ ngậm ngùi.

Dọc con đường lầy lội dẫn vào Làng Nủ, nhà dân nào cũng mở toang cửa đón lực lượng cứu hộ trú chân. Không chỉ có nhà bà Hoàng Thị Và, cả cửa hàng tạp hóa của anh Hoàng Văn Hiếu cũng vậy.

“Nhà tôi ở phía ngoài chỉ bị sạt lở, nhưng anh em tôi phía trong mất hết tất cả rồi, 5 người chết, thật không bao giờ tôi dám nghĩ đến cảnh này”, anh Hiếu chia sẻ. 5 người thân thiệt mạng do lũ dữ, nhưng một ngày sau, anh Hiếu mới chỉ nhận được thi thể của một người em, trong tình trạng không còn nguyên vẹn.

Kể từ hôm xảy ra sự việc, anh Hiếu mở cửa hàng tạp hóa để đó và nói “ai cần gì có thể tự vào lấy”. Nhiều người ra mua những vật dụng thiết yếu, người đàn ông không lấy tiền mà bảo “cứ cầm về dùng đi”, vì người quan trọng giờ không còn nữa, hàng hóa có quan trọng gì.

Một tốp bộ đội rẽ vào cửa hàng tạp hóa của anh Hiếu để mua đồ, đúng lúc giữa trưa. Vợ anh Hiếu tất tả ở đâu chạy về, nói “các chú bộ đội cần gì thì cứ lấy nhé”, rồi chị chỉ chỗ để dép, chỗ để các vật dụng như cuốc, xẻng cho các chiến sĩ có thể tự lấy khi cần.

Không chỉ Làng Nủ, các địa phương miền núi khác cũng liên tiếp nhận tin dữ. Vụ sạt lở tại thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, Bắc Hà, Lào Cai) khiến 18 người chết/mất tích và 11 người bị thương. Vụ sạt lở khu Nhà điều hành Thủy điện Đông Nam Á (xã Bản Cái, huyện Bắc Hà) khiến 5 người chết.

Tại Yên Bái, một vụ sạt lở đất vào rạng sáng 10/9 ở xã Minh Bảo đã vùi lấp căn nhà của một giáo viên mầm non. Cả 4 người trong gia đình thiệt mạng. Tại thôn Át Thượng, xã Minh Tân, sạt lở vùi lấp 5 hộ dân, khiến 9 người chết.

Trước đó, báo Dân Việt đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Đại tang ở Làng Nủ”. Nội dung cụ thể như sau:

Bới đất, cứu sinh mạng đồng bào trong bùn đất ở Làng Nủ

Làng Nủ nằm dưới chân núi Con Voi. Bao năm qua, 37 hộ dân tộc Tày sinh sống yên bình ở đây. “Làng Nủ chưa từng xảy ra lũ hay thiên tai gì cả”, một người dân xã Phúc Khánh nói. Chẳng ai nghĩ biến cố lũ quét Làng Nủ sẽ xảy đến.

Nhưng rạng sáng qua (10/9), “Con Voi” với hàng triệu khối đất đá bất chợt trở mình, cả bản làng thương mến lập tức gần như trở thành… bình địa.

Chỉ trong chốc lát, cả làng Nủ bị chìm trong đất đá, bùn lũ. 37 căn nhà là nơi trú ngụ của 158 nhân khẩu bị phá nát, chìm trong bùn đất. Ảnh Phạm Hưng.

Ông Hoàng Ngọc Diệp – Trưởng thôn Làng Nủ đứng chỉ về phía bãi bùn đất, rồi kể vị trí từng hộ dân, tên chủ hộ trước đây từng sinh sống.

“Ở đây có cả nhà xây, nhà gỗ. Nhưng bị trôi hết, lấp hết”, ông Diệp thẫn thờ.

Chuyện xảy ra vào rạng sáng qua, khoảng 6 giờ sáng, trong đời ông Diệp chưa từng chứng kiến cảnh tượng nào kinh khủng như thế. Những tiếng ục ục như báo trước thảm họa – “nhưng lúc đấy nào ai biết” – rồi một tiếng nổ lớn, cả mảng đất đá khổng lồ từ núi Con Voi trùm xuống Làng Nủ.

Mặt đất rung chuyển, mảnh gỗ, bê tông, xe máy, đồ đạc bị áp lực bắn cao lên không trung rồi lại sập xuống lần nữa cùng đất đá. Tiếng ì ầm kết thúc, tiếng kêu khóc vang lên. Cả thôn Làng Nủ phút chốc thành bình địa.

Tiếng nổ lớn khiến người dân ở xã Lương Sơn, giáp với xã Phúc Khánh cũng cảm nhận được.

Phóng viên Dân Việt (phải) nghe người dân kể lại giây phút kinh hoàng khi đất đá đổ xuống, cùng quá trình cứu hộ các nạn nhân. Ảnh Hoàng Hưng

Lúc đấy là gần 6 giờ sáng, ông Hoàng Văn Huế ở Bản Buộc (xã Lương Sơn) đi làm nương sớm. Tiếng nổ lớn làm ông giật mình, cứ thế, người đàn ông bỏ dụng cụ làm nương chạy về phía Làng Nủ.

“Lúc đấy mình cũng không biết chuyện gì, chỉ biết cần phải sang bên đấy”, ông Huế nói. Ông băng đồi, vượt suối chạy sang Làng Nủ. Cảnh tượng thật kinh hoàng, cả bản làng không còn nữa.

“Người ta cáng một số người bới trong bùn đất ra nhà văn hóa, tôi cũng giúp một tay”, ông Huế kể lại.

Ở gần hiện trường hơn so với ông Huế, ngay sau khi đất đá sụp xuống, ông Hoàng Văn Tá (xã Phúc Khánh) đã có mặt tại hiện trường.

“Tuổi ông ngoại rồi mà cả đời chưa từng thấy cảnh tượng nào khủng khiếp như thế này”, ông Tá nói bàng hoàng nhớ lại.

Trong mưa, ông Tá cùng người dân xung quanh lần theo tiếng khóc, tiếng kêu yếu ớt trong phát ra từ đống bùn đất. Cứ từng người, từng người một được bới lên. Ông Tá bới đất, đưa lên được 5 người.

Người dân nhìn thấy một số người bị cuốn theo dòng nước bùn nhưng bất lực không cách nào tiếp cận được. “Sợ lắm, đến giờ tôi vẫn còn sợ. Người thân tôi cho di chuyển đến nơi khác hết rồi. Giờ nghe tiếng mưa rơi ở Làng Nủ cũng sợ”, ông Tá chưa hết hoàn hồn.

Sáng qua (10/11), những cánh tay ở Làng Nủ đã kéo được hơn 20 đồng bào từ đống bùn đất của núi Con Voi, một số người đã tử vong, 17 người đến nay vẫn được điều trị trong bệnh viện.

Quân khu 2 đã điều động hơn 300 chiến sỹ từ Sư đoàn 316 đến hiện trường, lực lượng Cảnh sát cơ động cũng như nhiều lực lượng khác đã tham gia hiệp đồng. Ảnh: Phạm Hưng

Đám tang tiếp nối đám tang

Đường sá vẫn bị chia cắt, người dân phải cáng bộ người bị nạn, dùng thuyền chở qua suối đến chỗ có đường bê tông, tăng bo xe công nông vượt qua những chỗ sạt lở, vượt qua thôn Sài ra đến ngã 3 giao với Quốc lộ 70, rồi từ đó đi lên thị trấn Phố Ràng.

Bình oxy từ Trạm Y tế xã Phúc Khánh không đủ, phải qua xã Lương Sơn tiếp tế thêm cho các nạn nhân.

Đường sá chia cắt, điện mất, thông tin liên lạc không có, những nạn nhân đầu tiên phải tầm trưa mới đưa được ra đến Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên.

“Có người trong dạ dày đầy bùn đất”, một y tá ở bệnh viên nói đầy thương tâm.

Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên những ngày qua cũng bị ngập lụt, 18 nạn nhân lũ quét Làng Nủ đã được đưa vào bệnh viện. Ảnh Phạm Hưng.

Những người chấn thương nhẹ được điều trị ngay tại bệnh viện huyện, nơi cũng vừa bị ngập lụt suốt mấy ngày qua. Người bị nặng được chuyển lên tuyến trên.

Bác sỹ Phạm Hồng Việt – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên đã điều động một kíp cấp cứu lưu động gồm 6 người lên thẳng Làng Nủ để cứu người. Trong ngày 10/9, nhiều nạn nhân từ Làng Nủ đã đến được bệnh viện, đến nay đã có 17 người được cứu sống.

Không có may mắn như vậy, đến chiều 11/9, 31 nạn nhân được xác định đã tử vong do lũ quét ở Làng Nủ, còn đến 65 người mất tích.

Những chiếc áo quan liên tục được đưa ra từ hiện trường lũ quét. Làng Nủ những ngày này, đám tang nối tiếp đám tang. Ảnh Phạm Hưng.

Những chiếc áo quan cứ lần lượt được chuyển đến Làng Nủ trong tận cùng nỗi đau. Những cái tên lần lượt được gào lên bởi người thân của nạn nhân. Ở một góc khác, một số người đầu giờ chiều mới đến hiện trường cố tìm tên người thân của mình trong danh sách đã được tìm thấy chưa.

Khi nạn nhân thứ 31 được tìm thấy, lẫn tiếng khóc là những tiếng xôn xao “chỉ mong làm sao tìm được bố, mẹ, con dâu, con rể, các cháu”.

“Mẹ cháu được tìm thấy rồi, mọi người cuốn chiếu, đưa đi đâu rồi”, giọng nói hồn nhiên của một cô bé tầm 3 – 4 tuổi khiến cho những người xung quanh không cầm được nước mắt.

Trên đường làng, vẫn còn những người tất tả chạy hướng về phía Nhà văn hóa thôn Làng Nủ để tìm người thân.

“Bố, chị gái, anh rể, cả chú, cả thím, các cháu… chả thấy đâu nữa, nhiều lắm, giờ chưa đếm được”, chị Nguyễn Thị Tâm vừa khóc vừa nói.

Hàng xóm đến hỗ trợ gia đình bà H.T.T, gia đình bà có con dâu và một cháu đã được xác định tử vong, hai cháu nữa còn mất tích, con trai bà đang điều trị trong viện. Ảnh Hoàng Hưng.

Những chiếc áo quan lần lượt được di chuyển khỏi Nhà văn hóa Thôn Làng Nủ. Bà H.T.T bấn loạn không biết phải làm gì khi ngồi cạnh hai cỗ quan tài: Con dâu và một người cháu 15 tuổi.

Còn hai người cháu 2 tuổi và 10 tuổi vẫn chưa thấy đâu. Con trai bà đang nằm viện sau nỗ lực cứu vợ con bất thành.

Một tấm bạt lớn cùng vài cọc tre dựng lên làm nhà đám che mưa cho hai cỗ áo quan. Hàng xóm xung quanh giúp bà T làm đám. “Nhà nghèo, con tôi hứa giúp mẹ bỏ nhà cũ, làm nhà mới nhưng giờ nhà mất, người cũng chẳng còn”, bà T khóc.

Ngồi từ trong nhà bà T nhìn ra đường, thi thoảng lại thấy những cỗ áo quan được khiêng từ hiện trường đi ra. Tang thương bao trùm, những ngày này, Làng Nủ có đại tang.

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong, Trung tướng Phạm Hồng Chương – Tư lệnh Quân khu 2 đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo hiệp đồng cứu hộ, cứu nạn. Hơn 500 người được điều động, phân ca kịp để tìm kiếm các nạn nhân.

3 kíp cấp cứu thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi và Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng hiện đang cùng bệnh viện địa phương túc trực, cấp cứu người bị thương. Tại thôn Làng Nủ, 1 kíp y, bác sĩ trực, sẵn sàng cấp cứu tại chỗ trước khi đưa các nạn nhân về Bệnh viện huyện điều trị.

Đàm Vĩnh Hưng và loạt sao Việt nói gì khi ‘gặp lại’ bà Phương Hằng?

0

Theo luật sư, với trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng, dù đã được xóa án tích hay chưa, nữ doanh nhân vẫn có quyền trở lại điều hành hoạt động của Công ty Đại Nam mà không bị pháp luật nghiêm cấm.

Ngày 19/9, bà Nguyễn Phương Hằng (cựu Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) đã chấp hành xong án phạt từ tại Trại giam An Phước (tỉnh Bình Dương) và được trả tự do. So với bản án phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TPHCM tuyên phạt mức án 2 năm 9 tháng tù về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bà Hằng được giảm án trước thời hạn 3 tháng 5 ngày.

Độc giả Dân trí thắc mắc, trường hợp mới ra tù mà chưa được xóa án tích, bà Phương Hằng có được trở lại điều hành Công ty Đại Nam không?

Mới ra tù, bà Phương Hằng có được trở lại điều hành Công ty Đại Nam? - 1
Bà Phương Hằng tại phiên tòa phúc thẩm (Ảnh: Hải Long). 

Luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết theo khoản 2, Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hay đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định… thì không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Ngoài quy định trên, các nội dung khác tại Luật này quy định về người đại diện theo pháp luật, giám đốc hay chủ tịch của công ty không có quy định cấm về việc người đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích có quyền điều hành công ty. Do đó, đối với trường hợp của bà Phương Hằng, dù đã được xóa án tích hay chưa, nữ doanh nhân vẫn có quyền trở lại điều hành hoạt động của Công ty Đại Nam mà không bị pháp luật nghiêm cấm.

Đối với việc xóa án tích, luật sư Hùng cho biết theo quy định của pháp luật, người bị kết án sau khi chấp hành hình phạt tù và thời gian thử thách sẽ được xóa án tích. Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, 3 trường hợp được xóa án tích bao gồm Đương nhiên được xóa án tích; Xóa án tích theo quyết định của Tòa án và Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.

Đối với trường hợp đương nhiên được xóa án tích, theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015, người nào phạm tội không thuộc Chương XIII và XXVI Bộ luật này, đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2, 3 Điều này thì đương nhiên được xóa án tích.

Cụ thể, khoản 2 Điều này quy định đối với người bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo, phạt tiền hoặc được án treo, nếu trong thời hạn 1 năm từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời hạn thử thách án treo mà người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới thì được xóa án tích.

Trục vớt nhịp cầu Phong Châu: Sau 11 ngày, đã tìm thấy thithe tài xế xe tải trong cabin vẫn đang thắt dây an toàn

0

 11 ngày sau khi cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập, ngày 20-9, lực lượng chức năng đã tiến hành trục vớt nhịp cầu, xe đầu kéo và tiếp tục tổ chức tìm kiếm các nạn nhân mất tích

Sáng 20-9, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch UBND huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), cho biết sáng cùng ngày, lực lượng chức năng đã tiến hành trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập, chiếc xe đầu kéo mắc kẹt bên trong và tiếp tục tổ chức tìm kiếm các nạn nhân mất tích.

Cầu Phong Châu bắc qua sông Thao, nhánh chính của sông Hồng, nối giữa 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập và xe đầu kéo mắc kẹt bên trong- Ảnh 1.

Các cần cẩu được huy động trục vớt. Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ

“Các lực lượng đã huy động các máy xúc, thuyền cỡ lớn, máy cẩu cùng các phương tiện khác để tập trung trục vớt. Cùng với đó, lực lượng đã cắt các phần nhịp cầu, đồng thời sẽ cố gắng trục vớt được các xe gặp nạn”- ông Hùng thông tin.

Theo Phó chủ tịch huyện Tam Nông, dù trước đó đã khảo sát đánh giá chưa phát hiện nạn nhân có trong cabin xe đầu kéo mắc kẹt ở nhịp cầu song vẫn có thể xảy ra tình huống nạn nhân mắc kẹt tại hiện trường. Do đó, các lực lượng khảo sát kỹ lưỡng để tìm kiếm nạn nhân.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, sự cố sập cầu Phong Châu xảy ra vào khoảng 10 giờ ngày 9-9. Thời điểm xảy ra sự cố có 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu (trong đó có 1 xe ôtô tải, 2 xe ôtô đầu kéo, 6 xe môtô, 1 xe máy điện); 8 người mất tích; đã cứu, đưa 3 người bị thương đi cấp cứu tại cơ sở y tế (báo cáo nhanh ban đầu là có 5 người bị thương).

Trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập và xe đầu kéo mắc kẹt bên trong- Ảnh 2.

Thuyền được huy động để trục vớt nhịp cầu. Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ

Đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng đã tìm thấy 2 trong số 8 nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu là 2 vợ chồng ông L.X.T. (56 tuổi) và N.T.H (48 tuổi, cùng trú tại xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ). Thời điểm xảy ra vụ sập cầu Phong Châu, 2 vợ chồng ông T. đi trên xe máy mang biển kiểm soát 19L-107.xx.

Trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập và xe đầu kéo mắc kẹt bên trong- Ảnh 3.

Một chiếc xe đầu kéo mắc kẹt ở nhịp cầu

Trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập và xe đầu kéo mắc kẹt bên trong- Ảnh 4.

Những thành cầu được cắt rời đưa lên. Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ

Về nguyên nhân sập cầu Phong Châu, theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ, bão số 3 đã gây ra mưa lũ, khiến nước sông Hồng dâng cao. Lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình lòng sông, kéo đổ trụ T7 và làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu Phong Châu (nhịp 6 và 7) lúc 10 giờ 2 phút ngày 9-9.

Bão số 4 vừa tan, mới lớn xối xả khiến hơn 10.000 em học sinh ở Hà Tĩnh đã phải … : Thương lắm đồng bào tôi!

0

Để đảm bảo an toàn, hơn 10.800 học sinh ở huyện Hương Khê đã được cho nghỉ học. gồm 3.832 em bậc mầm non; tiểu học là 4.457 em; trung học cơ sở là 2.533 em. 

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh thông tin, tính đến 7 giờ ngày 20/9, do ảnh hưởng của bão, hoàn lưu sau bão nên ở tỉnh đã có mưa rất to. Hiện tại mưa đã làm mực nước trên các sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố gần lên mức báo động 2, sông La ở mức báo động 1.

Nguy cơ xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi; ngập lụt tại các đô thị, thành phố rất lớn. Các công trình hồ, đập xả lũ và tự tràn có nguy cơ cao gây ngập lụt và sạt lở, nên chính quyền địa phương đã khẩn trương di dời người dân đến nơi an toàn, cho học sinh nghỉ học.

Để đảm bảo an toàn, sáng 20/9, hơn 10.800 học sinh thuộc 24 cơ sở giáo dục ở huyện Hương Khê đã được cho nghỉ học, gồm 3.832 em bậc mầm non; tiểu học là 4.457 em; trung học cơ sở là 2.533 em. Ngành giáo dục đã ban hành văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai các biện pháp phòng chống bão lũ; phân công lãnh đạo, chuyên viên phụ trách các cụm trường để kịp thời nắm bắt thông tin, triển khai nhiệm vụ, phối hợp xử lí tình huống bất thường. Các trường giữ liên lạc với phụ huynh để phối hợp quản lí, hỗ trợ học sinh.

Hà Tĩnh: Gần 11.000 học sinh nghỉ học, di dời nhiều người dân đến nơi an toàn - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng giúp người dân lợp lại mái nhà bị tốc sau bão số 4.

Nhằm chủ động với tình trạng ngập lụt tại các vùng ven sông Rác, sông Ngàn Mọ, huyện Cẩm Xuyên đã chủ động di dời 21 hộ với 55 nhân khẩu ở các xã (xã Cẩm Lạc 13 hộ dân với 19 nhân khẩu; xã Cẩm Duệ có 8 hộ dân với 36 nhân khẩu) nằm trong diện sạt lở đất đến nơi tránh trú an toàn.

Ông Lê Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên thông tin: Trước bão số 4, chính quyền đã chủ động kêu gọi, thông báo cho các chủ tàu, thuyền người dân ven biển vào nơi tránh trú bão an toàn. Hiện nay, do mưa lớn gây nguy cơ ngập lụt và sạt lở ở một số vùng xung yếu nên huyện đã chỉ đạo các địa phương nhanh chóng di dời người dân đến nơi an toàn và có phương án bảo vệ tính mạng, tài sản cho họ.

Chính quyền các huyện Hương Khê và Thạch Hà cũng chủ động di dời dân vùng hay ngập lụt đến địa điểm an toàn. Cụ thể, huyện Hương Khê di dời 23 hộ dân gần 100 nhân khẩu ở các xã Hương Lâm, Lộc Yên, Hương Vĩnh và ký cam kết với 165 hộ dân ở xã Gia Phố, Hương Lâm, Hương Thủy thực hiện sơ tán khi có lệnh. Nhằm tránh nguy cơ thiệt hại do sạt lở đất ở khu vực núi Nam Giới, huyện Thạch Hà cho di dời 5 hộ với 18 nhân khẩu ở thôn Tân Phong, xã Đỉnh Bàn đến nơi trú ngụ an toàn.

Từ là một trong những chuỗi quán ăn khách đông nhất nhì Hạ Long, lại tự huỷ trong một nốt nhạc chỉ vì 40 nghìn đồng

0

Trong khi người dân đang oằn mình khắc phục những hậu quả để lại của bão số 3 (bão Yagi), quán cơm sạch này xảy ra lùm xùm việc không nhận chuyển khoản, thêm vào đó giá thành các món ăn cũng chỉ bán tối thiểu 70 – 80 nghìn đồng/suất.

Quán cơm ở Hạ Long: khống giá sau bão số 3 tối thiểu 70-80k, CĐM tẩy chay? - Hình 1

Liên tục những ngày qua cộng đồng mạng tại Quảng Ninh có hàng chục nghìn lượt bình luận, chia sẻ kêu gọi tẩy chay một quán cơm tại TP. Hạ Long. Cụ thể, trong một bài đăng chia sẻ, vị khách cho biết đoàn mình có 7 người vào quán nhưng chủ quán không nhận chuyển khoản, cũng chỉ bán suất giá cao.

Cụ thể, khi trao đổi giữa hai bên khách và chủ quán, vị chủ đoàn đã chia sẻ rằng: “Ngày này bão lũ người ta không chuyển khoản được, các ông làm hàng quán phải thông cảm cho người ta, chứ t.iền ăn cơm chúng tôi có thiếu đâu”.

Quán cơm ở Hạ Long: khống giá sau bão số 3 tối thiểu 70-80k, CĐM tẩy chay? - Hình 2

Giữa hai bên xảy ra lời qua tiếng lại, chủ quán bảo nhân viên không bán cho đoàn khách, sau đó đoàn 7 người cũng rời đi. Chủ bài đăng bức xúc: “Thật buồn khi 1 quán cơm nổi tiếng của Hạ Long lại tranh thủ những ngày khó khăn như thế này để tăng giá… thật buồn khi mình bị c.oi thường trên chính mảnh đất quê hương của mình…nghĩ lại thấy buồn”.

Ngay phía dưới bài đăng, cư dân mạng liên tục để lại những bức xúc cũng như khó hiểu trước cách làm việc của quán ăn nổi tiếng này. Chịu nhiều thiệt hại nặng nề sau bão số 3, nhiều dân mạng Quảng Ninh cho rằng đây là lúc cần chia sẻ thay vì “chặt chém” nên kêu gọi tẩy chay quán cơm này.

Cũng trong sáng 16/9, trao đổi với báo Công Thương, ông Đặng Thái Hà – đại diện quán Cơm sạch Bà Liên (nhân vật trong video được chia sẻ) cho biết, sự việc có sự hiểu lầm giữa hai bên và phía cơ sở xử lý chưa được mềm mại, tế nhị. “Chúng tôi có thương hiệu không phải nhỏ, để có thương hiệu đó đương nhiên phải hiểu cách ứng xử thông thường. Nếu nhỡ có vấn đề gì đó có thể do cách trao đổi khiến khách hàng hiểu lầm và không hài lòng”, ông Hà khẳng định và cho hay, khi có kết luận của cơ quan chức năng sẽ thông tin lại.

Quán cơm ở Hạ Long: khống giá sau bão số 3 tối thiểu 70-80k, CĐM tẩy chay? - Hình 3

Sau đó, quán Cơm sạch bà Liên đăng tải trên mạng xã hội cho rằng phản ánh của đoàn khách là không đúng sự thật. Tuy nhiên, ý kiến của nhà hàng sau đó lại càng gây ra phản ứng gay gắt hơn trên mạng xã hội. Nhiều người dân bày tỏ bức xúc về việc chính bản thân họ cũng phải chịu cảnh tương tự khi đi ăn ở hệ thống nhà hàng Cơm sạch bà Liên trong những ngày bão gió, điện mất, không thể nấu cơm ở nhà.

Theo một số thực khách thường xuyên của chuỗi nhà hàng này, giá các suất ăn trong những ngày bão tăng khá cao. Trong khi đó, một số nhà hàng bị thiệt hại nặng trong bão số 3 thì lại tổ chức cả nghìn các suất ăn miễn phí cho người dân.

Quán cơm ở Hạ Long: khống giá sau bão số 3 tối thiểu 70-80k, CĐM tẩy chay? - Hình 4

Tài khoản Huy Anh bình luận: “Nói thật mình ăn suất cơm lúc ra tình t.iền chóng mặt luôn. Mình lấy nhiều cơm, thức ăn thì ít mà quán tính giá 95.000 đồng/suất, còn hôm khác lấy y xì thì chỉ có 60.000 đồng/suất, không hiểu thanh toán kiểu gì. Từ đó đến nay không dám bước vào quán này nữa”.

Một tài khoản khác cũng bình luận phản ánh về cách tính t.iền của quán cơm trên: “3 người vào ăn cơm trưa cho 3 đĩa cơm mà quán tính giá 600.000 đồng. Sợ thật! từ đó đến nay tẩy chay quán này không đến bao giờ”.

Liên tục những ngày qua cộng đồng mạng tại Quảng Ninh có hàng chục nghìn lượt bình luận, chia sẻ kêu gọi tẩy chay nhà hàng này.

Quán cơm ở Hạ Long: khống giá sau bão số 3 tối thiểu 70-80k, CĐM tẩy chay? - Hình 5

Trao đổi với truyền thông, Đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long cho biết, đơn vị đã giao Phòng Văn hóa – Thông tin và Công an TP. Hạ Long vào cuộc làm rõ sự việc trên.

Theo công văn, những ngày gần đây, một số báo điện tử và mạng xã hội có đăng tải nhiều bài viết và clip có nội dung liên quan đến cơ sở kinh doanh Cơm sạch bà Liên trong ứng xử với khách hàng. Những nội dung được đăng tải đã tạo ra thông tin, dư luận không tích cực trên mạng xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào thành phố Hạ Long gây những thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của Nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố.

Quán cơm ở Hạ Long: khống giá sau bão số 3 tối thiểu 70-80k, CĐM tẩy chay? - Hình 6

 

Hồ Hoài Anh – Hồng Đăng lại sáng nhất hôm nay. Anh em tri kỷ làm gì cũng có nhau

0

Hồ Hoài Anh – Hồng Đăng mới đây đã trực tiếp đến cứu trợ những nơi bị ảnh hưởng cơn bão số 3 ở các tỉnh miền Bắc.

Ngày 20/09/2024, Gia đình đưa tin “Hồ Hoài Anh – Hồng Đăng: Năng nổ hoạt động từ thiện, sống bình dị sau sóng gió”. Nội dung chính như sau: 

Hồ Hoài Anh: Trực tiếp đến Lào Cai để chia sẻ với bà con 

Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh cho biết, ngày 12/9, khi nhóm từ thiện của anh đến Núi 1, xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên (Lào Cai), đã chứng kiến sự tàn phá khốc liệt của thiên tai. Đau xót trước những hoàn cảnh này, Hồ Hoài Anh thay mặt nhóm nghệ sĩ Hà Nội và TP.HCM gửi tặng mỗi gia đình gặp nạn 5 triệu đồng để tái thiết sau lũ.

Đây chỉ là số tiền rất nhỏ, thể hiện tấm lòng của anh em nghệ sĩ trong nhóm. Tôi hy vọng sẽ có nhiều nhà hảo tâm lên đây để hỗ trợ đồng bào gặp khó khăn“, Hồ Hoài Anh bày tỏ.

Thời gian qua, sau ồn ào từ chuyến đi Tây Ban Nha, Hồ Hoài Anh ít xuất hiện trước công chúng. Trong công việc, nam nhạc sĩ chỉ hoạt động ở hậu trường. Anh không còn thoải mái giao lưu với khán giả như xưa.

Ngoài ra, trên trang cá nhân, hiếm hoi lắm, Hồ Hoài Anh mới chia sẻ về 2 cô con gái. Như bao ông bố khác, nam nhạc sĩ luôn tự hào về các con của mình.

Hồng Đăng: Miệt mài cùng vợ đi cứu trợ bà con ở rốn lũ

Hồng Đăng trong suốt những ngày qua đã có mặt tại 2 tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang. Anh lăn xả tham gia các công tác cứu hộ giúp đỡ các bà con.

Trong chuyến đi này, vợ Hồng Đăng cũng đồng hành với chồng. Họ cùng nhóm bạn bè liên tục cập nhật những tin tức về bà con vùng rốn lũ.

Hiện tại, cuộc sống của Hồng Đăng không còn liên quan đến phim ảnh. Trên trang cá nhân, anh chỉ chia sẻ hình ảnh về cuộc sống, gia đình và công việc kinh doanh của mình.

May mắn lớn nhất của Hồng Đăng là sau những biến cố, anh vẫn có vợ con ở bên động viên và đồng hành vượt qua khó khăn.

Trước đó ngày 10/08/2022  Thanh niên đưa tin “Hồ Hoài Anh – Hồng Đăng: Chẳng có hình thức kỷ luật nào bằng sự coi thường của khán giả’. Nội dung chính như sau: 

Sau hơn một tháng bị giữ lại Tây Ban Nha vì cáo buộc cưỡng hiếp một thiếu nữ người Anh, hôm 7.8, nhạc sĩ Hồ Hoài Anh và diễn viên Hồng Đăng đã được về nước. Ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xác nhận thông tin này. Việc Hồ Hoài Anh và Hồng Đăng lặng lẽ trở về trở thành tâm điểm của dư luận. Rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, trong đó một bộ phận không nhỏ công chúng đặt câu hỏi về những hình thức xử lý, kỷ luật dành cho hai nghệ sĩ này.

Nhiều người đòi “phong sát” Hồ Hoài Anh và Hồng Đăng

Tuy các phương án xử lý hai nghệ sĩ hiện phải chờ các buổi làm việc với đơn vị quản lý để đánh giá sai phạm một cách xác đáng nhất, nhưng sau tất cả, đối với một nghệ sĩ, không một mức phạt hay hình thức kỷ luật nào nặng nề bằng sự coi thường của công chúng.

Khán giả đối với nghệ sĩ: Nước nâng thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền

Nghệ sĩ nào cũng cần có tài năng, nỗ lực và khổ luyện nhưng chỉ khán giả mới là người quyết định thành công của họ. Nói cách khác, danh tiếng, tiền bạc, sự nghiệp của một người nghệ sĩ phụ thuộc hoàn toàn ở khán giả. Khán giả cũng là tấm gương soi chiếu công tâm, khách quan nhất với nghệ sĩ. Không một sự công nhận nào quý giá và xứng đáng hơn khán giả.

Trong cuộc đời một nghệ sĩ, chỉ cần khán giả công nhận là có tất cả. Nhiều nghệ sĩ cả đời không có một giải thưởng, danh hiệu hay được tổ chức, đoàn thể nào công nhận nhưng vẫn nổi danh và sống mãi trong lòng khán giả.

Kim Tử Long nhận định nếu không có khán giả thì làm sao có Kim Tử Long: “Tôi hát hay là nhờ tôi, nhờ ông trời, cha mẹ sinh tôi ra có một hình hài như thế này, có một làn hơi, khối óc để tôi hóa thân vào vai diễn. Nhưng nếu tôi có những cái đó mà không có khán giả thì làm sao trở thành Kim Tử Long như bây giờ”

Các nghệ sĩ gạo cội đã đi qua nhiều năm tháng thăng trầm với nghề, chính là người hiểu rõ nhất vai trò của khán giả. NSƯT Kim Tử Long từng tâm sự: “Nếu không có khán giả, làm sao cát-sê của tôi tăng lên được. Vì thế nên tới giờ tôi luôn nhớ ơn khán giả. Dù khán giả không trực tiếp nuôi mình nhưng họ gián tiếp để mình trở thành nghệ sĩ nổi tiếng, ngôi sao lớn, để tên tuổi mình luôn trong lòng họ. Khán giả cũng gián tiếp cho tôi có được cuộc sống ngày hôm nay. Khán giả cho tôi vật chất, nhà cửa, cuộc sống ấm no. Tôi không thể nói mình không nhờ khán giả được”.

Nghệ sĩ Tấn Hoàng cũng từng nói: “Đối tác trực tiếp nuôi nghệ sĩ là khán giả. Tôi không phải nói để khán giả thương mình nhưng tôi thương khán giả lắm. Một khán giả thương tôi là góp một hạt cơm trong nồi cơm tôi ăn hằng ngày, bản thân tôi không góp hạt nào hết. Sau này về già, không hát, không diễn nổi nữa thì nồi cơm vơi dần, tự hạt cơm bỏ đi chứ tôi không bỏ. Từ giờ tới chết, tôi không bỏ khán giả nào”.

NSND Bạch Tuyết trong một lần biểu diễn còn quỳ lạy khán giả và bày tỏ: “Tôi tin rằng, mình hát rất bình thường, nhưng may mắn có chút hồn đất nước và được khán giả thương nên mới có ngày hôm nay. Cho phép tôi xin được quỳ lạy một lạy để lễ khán giả”.

Không chỉ nghệ sĩ Việt, ngay ở những nền giải trí lớn nhất thế giới, nghệ sĩ cũng luôn tỏ lòng biết ơn khán giả.

Nghệ sĩ quốc tế ý thức rất rõ vai trò của khán giả, người nuôi sống mình

Sau thành công của bộ phim The Roundup, dàn diễn viên phim đã quỳ gối để cảm ơn khán giả ủng hộ. Trước đó, tài tử Ryu Seung Ryong cùng các đồng nghiệp cũng quỳ gối trên thảm đỏ để mừng Extreme Job trở thành phim hài ăn khách nhất Hàn Quốc. BTS, Big Bang, Seventeen, EXID, Monsta X và nhiều nhóm thần tượng khác cũng đã quỳ gối, cúi gập người cảm ơn tình cảm của fan đã dành cho họ. Tại Trung Quốc, diễn viên Trương Nhất Sơn chia sẻ về khán giả: “Không có họ thì không có chúng tôi, họ là ‘cơm cha áo mẹ’ của chúng tôi, họ làm gì tôi cũng có thể thông cảm được”.

Ngay cả ở Mỹ, nơi có nền nghệ thuật tự do nhất, nghệ sĩ cũng luôn quý trọng khán giả. Celine Dion trong tang lễ của chồng xúc động nói: “Sự ủng hộ của tất cả mọi người là một phép màu với chúng tôi”.

Nhìn nhận một cách khách quan, nghệ sĩ tạo ra những món ăn tinh thần, làm đẹp tâm hồn khán giả, còn khán giả nuôi dưỡng nghệ sĩ. Nghệ sĩ thành hay bại đều do khán giả. Chính vì vậy, nghệ sĩ luôn cần giữ tình cảm khán giả dành cho mình.

Công chúng quay lưng là hình phạt nặng nề nhất

Có được tình cảm của khán giả đã khó, giữ được nó lại càng khó hơn. Nghệ sĩ cần tài năng, nỗ lực để chiếm được tình cảm của khán giả, nhưng để giữ được nó lại cần phải có đạo đức.

Khi nghệ sĩ phạm sai lầm, không một hình phạt, kỷ luật nào nặng bằng sự quay lưng của khán giả. Các hình thức kỷ luật, xử phạt có thể chỉ kéo dài vài tháng tới vài năm nhưng một khi khán giả đã quay lưng thì sự nghiệp vĩnh viễn tiêu tan, kéo theo sụp đổ về cả tiền bạc, danh tiếng lẫn danh dự.

Không tìm thấy khoản ủng hộ 1,3 tỷ của Nhật Kim Anh trong sao kê

0

Diễn viên Nhật Kim Anh cho biết đã ủng hộ số tiền 1,3 tỷ đồng để góp phần khắc phục hậu quả bão lũ.

Trên kênh TikTok cá nhân, ca sĩ Nhật Kim Anh đã đăng tải đoạn clip giải thích về số tiền 1,3 tỷ đồng đóng góp khắc phục hậu quả bão Yagi. Nữ ca sĩ cho biết, mình cần lên tiếng làm rõ sau khi nhiều khán giả thắc mắc việc cô không có tên trong danh sách sao kê của MTTQ Việt Nam.

Như đã thông tin trước đó, Nhật Kim Anh có chuyển hai khoản, tổng là 1,3 tỷ đồng để góp phần san sẻ cùng đồng bào gặp nạn.

Nhiều quý khán giả xem sao kê của Uỷ ban MTTQ Việt Nam ( Đuôi STK 418) chưa thấy khoản 500 triệu của Nhật Kim Anh và thắc mắc tại sao lại chuyển vào tài khoản Diễn viên Đại Nghĩa 800 triệu?

Ủng hộ 1,3 tỷ đồng, Nhật Kim Anh không có tên trong sao kê của MTTQ Việt Nam?- Ảnh 1.
Ủng hộ 1,3 tỷ đồng, Nhật Kim Anh không có tên trong sao kê của MTTQ Việt Nam?- Ảnh 2.

 

Ủng hộ 1,3 tỷ đồng, Nhật Kim Anh không có tên trong sao kê của MTTQ Việt Nam?- Ảnh 3.

Nhật Kim Anh minh mạch số tiền 1,3 tỷ đồng ủng hộ bão lụt. Ảnh: FBNV.

Diễn viên phim Tiếng sét trong mưa cho biết, số tiền 1,3 tỷ đồng cô chuyển khoản tới 2 nơi khác nhau. Khoản 500 triệu đồng cô không chuyển khoản vào tài khoản của MTTQ Việt Nam mà chuyển vào tài khoản của MTTQ Tp.HCM. Nhật Kim Anh nói: “Nếu mọi người tìm khoản này trong tài khoản MTTQ Việt Nam thì sẽ không thấy, mọi người tìm ở tài khoản MTTQ Tp.HCM thì sẽ thấy ngay”.

Khoản thứ hai là 800 triệu đồng, nữ diễn viên cho biết, cô đã chuyển khoản cho MC Đại Nghĩa. Nói về lý do của việc chọn nam MC để gửi tiền ủng hộ, Nhật Kim Anh cho biết: “Tôi với anh Đại Nghĩa là chỗ anh em thân thiết đã biết nhau từ lâu và vì anh Đại Nghĩa sẽ trực tiếp đến những nơi đang cần hỗ trợ nên tôi chuyển cho anh. Ngày 16,17,18/9/2024, anh Đại Nghĩa sẽ ra trực tiếp tỉnh Lào Cai, Yên Bái và các tỉnh thành gặp nạn… Dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của chính quyền địa phương, anh trực tiếp trao số tiền đó tận tay bà con và sẽ có giấy xác nhận từ chính quyền địa phương những nơi anh Nghĩa đi đến. Sau khi anh Đại Nghĩa đi đến các nơi cứu trợ, tôi cũng sẽ chia sẻ tiếp về việc số tiền này đã đến được tay ai để mọi người nắm được”, nữ ca sĩ chia sẻ.

 

Ủng hộ 1,3 tỷ đồng, Nhật Kim Anh không có tên trong sao kê của MTTQ Việt Nam?- Ảnh 4.

Nhật Kim Anh thân thiết với MC Đại Nghĩa.

 

Về khoản tiền 1,3 tỷ Nhật Kim Anh cũng bày tỏ: “Mọi người cần chúng ta, 1,3 tỷ đồng này tôi xin thay mặt toàn bộ khách hàng đã đồng hành và ủng hộ trong thời gian qua. Xin góp chút sức nhỏ, san sẻ với đồng bào đang gặp nạn. Số tiền này hoàn toàn được trích từ nội bộ các công ty của Nhật Kim Anh. Tôi không nhận hỗ trợ từ các cá nhân khác. Cầu mong mọi người tai qua nạn khỏi, vạn sự bình an”.

Nhật Kim Anh tên thật là Đỗ Thị Kim Huê, sinh năm 1985 tại Thanh Hóa. Trước đó, Nhật Kim Anh đã phát hành MV mang tên Bão Ơi!, sản phẩm âm nhạc này như một cách để nữ ca sĩ san sẻ những mất mát, đau buồn mà người dân miền Bắc đang phải gánh chịu do hậu quả của bão Yagi vừa qua.

Ủng hộ 1,3 tỷ đồng, Nhật Kim Anh không có tên trong sao kê của MTTQ Việt Nam?- Ảnh 5.

Diễn viên, ca sĩ Nhật Kim Anh. Ảnh: FBNV.

Chia sẻ về bài hát này, nữ ca sĩ cho biết: “Từng câu từng chữ của Bão Ơi! là mất mát là hy sinh, là thống khổ tột cùng mà nhạc sĩ Khánh Đơn đã cảm nhận khi cơn bão Yagi hoành hành suốt mấy ngày qua nên ca khúc này được ra đời với nỗi niềm đầy xót xa của anh.

Nhật Kim Anh từ khi nhận được bản demo đến khi quay hình vẫn không hết nghẹn ngào khi thấy đồng bào ruột thịt đang chống chọi với cơn bão và càng thắt lòng hơn qua từng câu từng chữ… Bão Ơi! Xin hãy thương Đồng Bào tôi. Xin gửi lời cảm ơn ekip đã giúp Nhật Kim Anh hoàn thành ca khúc trong 1 ngày”.

Bên cạnh tài năng “trời phú” trong lĩnh vực nghệ thuật, Nhật Kim Anh còn lấn sân sang kinh doanh và ngày càng thành công trong vai trò này.

Hiện trường trục vớt nhịp cầu Phong Châu Quá đ/au lòng

0

Sáng 20/9, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang có mặt tại cầu Phong Châu chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện phương án cứu hộ, trục vớt phương tiện bị chìm đắm trong sự cố sập cầu Phong Châu.

Báo Dân Trí ngày 20/9 đưa thông tin với tiêu đề: Cần cẩu 400 tấn trục vớt nhịp cầu Phong Châu dưới sông Hồng. Với nội dung như sau:

Theo Công an tỉnh Phú Thọ, Đại tá Hoàng Nguyễn Phi Khanh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ (Thủ trưởng cơ quan CSĐT), cũng có mặt tại hiện trường vụ sập cầu Phong Châu sáng 20/9 để chỉ đạo lực lượng ghi nhận hiện trường, tiến hành công tác điều tra ban đầu.

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ đang tiến hành trục vớt phương tiện và phần cầu Phong Châu bị chìm đắm (Ảnh: Công an Phú Thọ).

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ đã huy động lực lượng cùng với các phương tiện, xe máy chuyên dụng… tiến hành san gạt mặt bằng, di chuyển đặt cẩu chuyên dụng vào vị trí thuận lợi để tiến hành trục vớt.

Nhịp cầu Phong Châu bị sập cùng chiếc ô tô tải mắc kẹt bên trong (cách cầu Phong Châu khoảng 100m) đã được lực lượng chức năng sử dụng máy phá bê tông; máy hàn hơi cắt từng nhịp giàn thép.

Dự kiến sáng nay 20/9, các lực lượng sẽ trục vớt nhịp cầu, phương tiện và tiếp tục tổ chức tìm kiếm các nạn nhân mất tích.

Sở GTVT tỉnh Phú Thọ cho biết, vụ sập cầu khiến hai nhịp 6, 7 và trụ T7 phía bờ hữu sông Thao bị cuốn trôi; 1 ô tô tải, 2 ô tô đầu kéo, 6 mô tô, 1 xe máy điện và 8 người mất tích.

Phần cầu Phong Châu bị chìm đang được lai dắt, đưa lên bờ (Ảnh: Công an Phú Thọ).

Cần cẩu chuyên dùng 400 tấn được đặt trên bờ; 2 tàu có lắp trục vớt được dùng để nâng nhấc bê tông mặt cầu, trụ cầu, cọc, bệ mố đang chìm dưới nước lên mặt nước. Sau đó, lực lượng chức năng dùng máy xúc đặt trên tàu tiến hành phá dỡ.

Riêng đối với trụ cầu T7 bị đổ không thể phá dỡ, lai dắt, Sở GTVT Phú Thọ nói sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền thả phao, báo hiệu cảnh báo bảo đảm an toàn giao thông đường thủy để chờ khi nước sông rút sâu sẽ tiến hành phá dỡ, thanh thải (nếu cần thiết).

Các phương tiện chuyên dụng được huy động để phục vụ việc trục vớt phương tiện, phần cầu bị chìm đắm (Ảnh: Công an Phú Thọ).

Cơ quan này đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ xem xét, chấp thuận gần 9 tỷ đồng thực hiện trục vớt phương tiện, phần cầu Phong Châu bị chìm dưới lòng sông.

Sở GTVT Phú Thọ dự kiến thời gian trục vớt diễn ra trong khoảng 60 ngày.

Mới tìm được 2 nạn nhân

Sau khi tìm được thi thể hai vợ chồng ông Lương Xuân Thành, bà Nguyễn Thị Hường (Khu 1, xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ), lực lượng chức năng Phú Thọ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những người khác gặp nạn sau vụ sập cầu Phong Châu.

Các nạn nhân còn mất tích gồm: Nguyễn Thị Lan (19 tuổi, trú ở huyện Tam Nông, Phú Thọ); Nguyễn Thị Bích Hằng (36 tuổi, Việt Trì, Phú Thọ); Dương Công Chiến (43 tuổi, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ); Nguyễn Thị Yến (45 tuổi, huyện Lâm Thao, Phú Thọ); Hà Quốc Chí (38 tuổi, TP Việt Trì).

Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ.

Tiếp đến, báo Vietnamnet cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Đưa cần cẩu cỡ lớn vớt nhịp cầu Phong Châu dưới sông Hồng

Nội dung được báo đưa như sau:

Ngày 20/9, lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ tiếp tục thực hiện công tác cứu hộ, trục vớt phần cầu Phong Châu bị sập, mắc kẹt hơn 10 ngày ở phía bờ huyện Tam Nông.

Theo ghi nhận tại hiện trường tiến hành trục vớt phần cầu bị sập, 2 cần cẩu cỡ lớn đã được điều động và lắp đặt trên bờ. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã sử dụng máy phá bê tông, máy hàn hơi cắt từng nhịp giàn thép của nhịp cầu bị sập để tiến hành trục vớt.

Tại vị trí chuẩn bị lắp đặt cầu phao, cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh tiếp tục thực hiện đổ đá, gia cố đường dẫn lên cầu phao tại 2 vị trí bờ huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao.

Có mặt trực tiếp tại hiện trường sáng nay, ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã yêu cầu tất cả các lực lượng cần nỗ lực, tiếp tục huy động phương tiện, nhân lực, triển khai phương án trục vớt nhịp cầu và tìm kiếm người còn mất tích.

Theo ông Quang, sau khi cắt và đưa các giàn thép cầu lên điểm tập kết, lực lượng cứu hộ cần tiến hành trục vớt ngay ô tô tải và nhanh chóng tìm kiếm những người đang mất tích. Các thành viên tổ giám sát có trách nhiệm ghi hình, chụp ảnh toàn bộ quá trình trục vớt để làm tư liệu phục vụ cho công tác điều tra nguyên nhân vụ sập cầu.

Cần cẩu cỡ lớn đã được điều động, lắp đặt gần khu vực trục vớt phần cầu bị sập. Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ 
Từng thanh sắt đã được cắt, vận chuyển lên bờ. Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ
2 phía đường dẫn cầu phao vẫn đang được lực lượng công binh đổ đá, gia cố. Ảnh: Đức Hoàng
Ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ (thứ 2 bên phải) chỉ đạo, kiểm tra tại hiện trường. Ảnh: Đức Hoàng

Chân dung thầy Hiệu trưởng ở Hà Nội nhận nuôi tất cả những đứa trẻ sống sót ở Làng Nủ cho đến năm 18t: Cuộc điện thoại đẫm nước mắt thay đổi tất cả

0

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie (Hà Nội) quyết định nhận nuôi tất cả những đứa trẻ may mắn sống sót sau trận lũ quét kinh hoàng ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Sau trận lũ quét kinh hoàng ở Lào Cai, nhiều trẻ đã thiệt mạng và nhiều em may mắn sống sót. Trong số đó, có những em bất hạnh như Hoàng Ngọc Lan, 6 tuổi, bố mẹ và 2 anh trai bị lũ cuốn. Gia đình có 5 người giờ chỉ còn bé trên cõi đời. Bé hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên và được bà ngoại chăm sóc.

Hay em Nguyễn Văn Hành, lớp 12, Trường THPT số 1 Bảo Yên cũng bơ vơ trên cõi đời sau một cơn lũ quét.

Những hình ảnh được báo chí truyền tải khiến thầy Khang xúc động, “nhiều lần bật khóc” và đi đến quyết định sẽ làm gì đó để bù đắp nỗi đau cho các em nhỏ. Với mong muốn, các em sẽ được ấm no và học hành tử tế một cách lâu dài.

Cuộc điện thoại đẫm nước mắt, thầy giáo Hà Nội nhận nuôi những đứa trẻ sống sót ở Làng Nủ ảnh 1

 

Trước đó, thầy Khang cũng chi nhiều tỉ đồng cho dự án đào tạo giáo viên ngoại ngữ cho huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Nghĩ là làm, thầy giáo già nhờ kết nối với nhà trường, Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên lập danh sách các cháu từ 15 tuổi trở xuống, còn sống sót sau lũ quét ở Làng Nủ để nhận nuôi.

“Thầy nhận nuôi ăn học tất cả những đứa trẻ mồ côi lẫn trẻ còn bố mẹ bằng cách cấp tiền 3 triệu đồng/bé/tháng cho đến năm các cháu đủ 18 tuổi. Hàng tháng số tiền sẽ được chuyển khoản trực tiếp cho bố mẹ hoặc người đỡ đầu của các bé. Dự án sẽ được thực hiện sau khi lập xong danh sách các bé chịu thiệt hại bởi lũ quét ở Làng Nủ”, thầy Khang cho biết.

Cũng theo thầy Khang, khi nhờ cơ quan chức năng và Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên cập nhật danh sách những đứa trẻ sống sót sau lũ quét thầy mới chỉ có bản “Danh sách học sinh bị lũ cuốn”. Trong đó, nhiều em đã tử vong và còn 7 em đang bị thương điều trị tại các bệnh viện.

Hiện nay chưa có con số cuối cùng về những đứa trẻ được nhận nuôi vì còn 14 người mất tích. Thầy sẽ tiếp tục chờ để cấp học bổng nhằm phần nào bù đắp những đau thương, mất mát mà các em đã trải qua.

Cuộc điện thoại đẫm nước mắt

Khi biết câu chuyện của học sinh Nguyễn Văn Hành, lớp 12, Trường THPT số 1 Bảo Yên bị mất bố, lũ quét cướp đi cả người mẹ, thầy Khang đã nhờ người nhanh chóng liên lạc với thầy cô giáo của học sinh đáng thương này.

Cuộc điện thoại đẫm nước mắt, thầy giáo Hà Nội nhận nuôi những đứa trẻ sống sót ở Làng Nủ ảnh 2

Em Nguyễn Văn Hành, lớp 12, Trường THPT số 1 Bảo Yên cùng cô giáo chủ nhiệm. Được thầy Khang nhận “nuôi”, từ nay Hành sẽ không phải bỏ học, đi làm kiếm tiền nữa.

Khi kết nối được cô Nguyễn Thị Hồng, Phó hiệu trưởng Trường THPT số 1 Bảo Yên, cuộc điện thoại đầu tiên thầy Khang nhờ được nói chuyện với Hành.

Hành kể cho thầy nghe, con bị gãy xương quai xanh, đầu gối va đập, toàn thân xây xát…vì lũ cuốn. Trong câu chuyện, biết Hành lớn hơn cháu nội út 1 tuổi, thầy Khang đề nghị được làm ông nội của cháu. Hành xúc động, bật khóc.

Cũng theo thầy Khang, trước đó khi biết đã mất mẹ, bơ vơ trên cõi đời cháu đã nghĩ sẽ đi làm để kiếm sống và lo lắng về tương lai mờ mịt.

“Thầy tin, có suất học bổng đầu tiên sẽ phần nào an ủi cậu bé mồ côi vì tương lai sẽ không còn mờ mịt nữa”, thầy Nguyễn Xuân Khang.

Khi nhận Hành là “cháu nội”, thầy đã hứa sẽ cho cháu tiền để học hết lớp 12 và tiếp tục học lên nữa. Chỉ cần Hành cố gắng.

“Cô Hồng nói rằng, một tháng 3 triệu là con có đủ chi phí ăn học nên thầy sẽ chuyển mỗi tháng 3 triệu. Đối với Hành khi có việc đột xuất cần thêm sẽ được thầy hỗ trợ”, thầy Khang chia sẻ.

Chỉ qua một cuộc điện thoại như thế, thầy giáo ở Hà Nội đã nhờ cô Hồng lập tài khoản ngân hàng cho Hành. Trong chiều nay (17/9), thầy đã lập tức chuyển 6 triệu đồng để Hành trang trải sinh hoạt phí tháng 9 cũng như nhờ cô giáo mua giúp một chiếc điện thoại khi cần thầy gọi trao đổi, động viên.

Cô Hồng cho biết, sau trận lũ quét, Hành không còn nhà cửa nên sẽ ở trong ký túc xá của trường. Thầy cô giáo ở trường sẽ đồng hành, hỗ trợ em ổn định tâm lý, tiếp tục học tập như mong mỏi của em cũng như không phụ tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp của thầy Khang.

Nhìn cảnh nào sau lũ ai cũng x;;ót x;;a

0

Đoạn clip ghi lại cảnh hai bên đường ở Yên Bái gần như được phủ kín bởi sách vở, nhiều quyển vẫn còn lấm lem bùn đất… khiến nhiều người không khỏi xót xa. 

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại hình ảnh hàng nghìn cuốn sách vở của học sinh được các thầy cô thuộc trường Tiểu học & THCS Đào Thịnh (Yên Bái) mang ra phơi dọc hai bên đường.

“Đây các bạn ạ, sách vở của các cháu học sinh bị ngập nước và phơi la liệt trên đường ở bên ngoài cổng trường xã Đào Thịnh. Năm học mới đã bắt đầu, nhưng sách vở của các cháu đều bị ngập nước ướt hết nên phải phơi nắng cho khô xem có tận dụng, khắc phục được phần nào hay không”, người trong clip cho hay.

Netizen-xot-xa-khi-thay-canh-hang-nghin-cuon-sach-vo-cua-hoc-sinh-duoc-phoi-doc-hai-ben-duong-sau-lu
Thầy cô phơi loạt sạch vở cho học sinh sau lũ. Ảnh: Dân Trí

Ngay dưới bài đăng, đa số cư dân mạng đều bày tỏ sự xót xa và mong muốn liên hệ với điểm trường để gửi các bộ sách giáo khoa, tập bút và dụng cụ học tập lên cho các cháu để kịp năm học mới.

“Thương quá, con gái mình cũng đang vào năm học mới, nhìn cảnh này sao mà xót xa”

“Đến bao giờ mới ổn định lại đây. Mong các con sẽ được mọi người giúp đỡ để có đầy đủ đồ cơ bản để học tập”

“Hic, nhìn mà nghẹn luôn. Mong có thông tin nhà trường để được hỗ trợ chút quà cho các cháu ạ”,…

Chia sẻ về tình cảnh trên với báo Dân Trí, bà Vũ Ngọc Mai, công chức thống kê văn phòng UBND xã Đào Thịnh cho biết, địa phương có 2 điểm trường gồm trường mầm non và trường Tiểu học & THCS Đào Thịnh.

Netizen-xot-xa-khi-thay-canh-hang-nghin-cuon-sach-vo-cua-hoc-sinh-duoc-phoi-doc-hai-ben-duong-sau-lu-3
Ảnh: Dân Trí

Được biết, trước khi lũ về, giáo viên trong trường vừa mang về một lượng lớn sách giáo khoa. Tuy nhiên, trải qua nhiều ngày mưa lũ, nước ngập tới bàn ghế học sinh, gây ngập úng toàn bộ số sách vở.

Đến khi nước rút, các thầy cô trong trường nhanh chóng vệ sinh rửa sạch bùn đất bám trên sách rồi mang đi phơi khô với hy vọng “cứu được phần nào hay phần đó”. Nhưng trên thực tế, việc sử dụng lại sách là không khả thi.

Theo thông tin từ bà Mai, thời gian gần đây, có nhiều mạnh thường quân từ các tỉnh thành đến xã Đào Thịnh để ủng hộ vở học sinh và sách giáo khoa. Tuy nhiên, khi lãnh đạo UBND xã sang trao đổi với hiệu trưởng nhà trường và được biết hiện học sinh sử dụng các bộ sách giáo khoa khác nhau nên tạm thời phía trường đang chờ hỗ trợ từ phía Sở giáo dục.

Netizen-xot-xa-khi-thay-canh-hang-nghin-cuon-sach-vo-cua-hoc-sinh-duoc-phoi-doc-hai-ben-duong-sau-lu-2
Các mạnh thường quân gửi đồ dùng học tập hỗ trợ các em học sinh. Ảnh: Internet

“Các cháu học sinh trong xã hiện rất cần bút, vở học sinh, khẩu trang, kính mắt để chống bụi do các tuyến đường sau bão rất bụi bặm, dép tổ ong để thuận tiện đi lại, dễ vệ sinh”, bà Mai cho biết.